KINH QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ :
Đời Lưu Tống, Ngài Cương-Lương Gia-Xá DịchViệt Dịch : Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản PL 2526 - 1982Mục Lục
Lời TựaPhật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Kinh SớI- Phần TựII - Phần Chánh TôngMười Sáu Phép Quán1--Quán Sát Mặt Trời Sắp Lặn (Nhật Quán)2. Quán Nước Ðóng Thành Băng (Thủy Quán)3. Quán Cảnh Tướng Trên Dưới Ðất Lưu Ly (Bảo Ðịa Quán)4. Quán Tưởng Cây Báu (Bảo Thọ Quán)5 - Quán Ao Nước Bát Công Ðức (Bảo Trì Quán)6. Quán Chung Về Ðất Cây, Ao, Lầu Báu (Tổng Tướng Quán)7- Quán Tưởng Tòa Sen (Hoa Tòa Quán)8- Quán Tưởng Phật và Bồ Tát (Tưởng Quán)III - Phần Lưu Thông---o0o---Lời TựaBản hoài ra đời của Đức Phật, là muốn cho tất cả chúng sanh thoát ly biển trầmluân, bước lên bờ diệu giác, được hưởng sự an vui giải thoát như Ngài. Nhưngbởi chúng sanh có nhiều bệnh, nên Phật Pháp cũng có nhiều phương, mà tổngyếu không ngoài hai môn : Tự Lực và Tha Lực. Tự lực là môn phổ thông, Thalực là môn đặc biệt vì do nhờ sức Phật nhiếp trì tiếp dẫn, nên dù hoặc nghiệpchưa tiêu cũng được bước ngay lên hàng bất thối.Tịnh Độ Giáo chính là pháp môn tha lực rất hợp thời cơ, và có lợi ích cho nhânloại giữa thời mạt pháp này. Nhưng vì bản môn tuy dễ tu dễ chứng, song cũngkhó nói khó tin, nên người học Phật chưa thâm, hoặc thiếu tín căn về tịnh độ,thường hiểu lầm cho là pháp thí dụ, hay nếu có giải thích thì cũng lạc vào tàchấp của thiên không. Để đánh tan mối tệ sai lầm ấy và đem lại sự lợi ích chongười tu, bút giả duyệt trong đại tạng, dung hội và trích yếu phần chú sớ củacác Ngài Thiên Thai, Thiện Đạo, Nguyên Chiếu, mà ghi lại lời giải thích bổnkinh Quán Vô Lượng Thọ này. Xin nhấn rõ, trong đây toàn lời sớ giải của ba vịtổ sư trên, bút giả chỉ là người sưu tập và ghi chép mà thôi. Việc làm này khôngngoài chủ ý muốn giữ lòng tin cho người học Phật và để biện minh rằng chư cổđức đều công nhận cõi Cực Lạc có thật, đã giải thích về tịnh độ với luận cú sựlý viên dung, chớ không như một ít kẻ nông cạn, chỉ y theo thiên kiến sai lạccủa mình rồi lý thuyết hóa cõi Cực Lạc đâu, xin mượn lời ngài Nguyên Chiếumà tự trần thuật rằng :An Dưỡng sạch vui, câu hội người lành bậc thánh. Ta Bà nhơ khổ, luân hồi sáunẻo ba đường! Thế thì chốn gai bùn thai ngục, nên gắng chí để xa lìa; nơi báuđẹp kim trì, phải đem tâm mà nguyện đến. Giọng triều âm khen ngợi, đã thấykhắp kinh văn. Những tịnh chúng sanh về, hãy còn ghi sử sách. Chỉ có trí ngườihôn muội, hết nghi bán, lại suy lầm. Khiến nỗi lòng Phật từ bi, chút bản hoàihằng khó tỏ! Thôi thì, ai người tín hướng nên quyết chí phụng hành, nào kẻ hữuduyên hãy gắng tu chánh trợ. Hoặc xưng danh quán tưởng, trì chú, tụng kinh;hoặc giữ giới tu trai, sám hối, bố thí. Nếu quả Tâm chuyên gắng, mới hayduyên phước muôn ngàn. Và chư niệm niệm nối nhau sẽ thấy an vui không tận.Riêng mình từ trước, đã mến tịnh tông. Đang lo muôn kiếp nghiệp phù binh,bỗng găp môn lành thuyền tế độ. Nỗi thương nỗi cảm, trông vời khổ hải luốngthan thầm. Thoạt tủi thoạt mừng, mới biết dư sanh còn chỗ tựa! Do đó thamtầm kinh tạng, khảo hội sớ văn, lấy yếu bỏ phiền, ghi lời chú giải. Thuật màchẳng tác, dám đâu trái với cổ ngôn. Trọng ý quên lời, xin thể theo gương chỉnguyệt, tấc lòng trân kính dâng bạn đồng tu.Liên Du---o0o---Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Kinh Sớ
Trước khi giải kinh này, xin dùng năm nghĩa : Danh, Thể, Tông, Dụng, Giáo đểphân định :1- Thích Danh : Danh đề Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Kinh Sớ, nếu nóitheo tiếng Việt chính là : Lời Giải Kinh Phật Nói Quán Vô Lượng Thọ.Về Lời Giải, phần sớ văn trong đây y theo nguyên tác của ba Ngài: Thiên Thai,Thiện Đạo, Nguyên Chiếu, bớt chổ phiền, lựa điểm yếu mà trích lục ra.Kinh có nghĩa: Thường Pháp hay Khế Pháp. Thường Pháp là pháp chư Phật,thánh nhơn trong ba đời thường nói. Khế pháp là pháp ấy hợp với chân lý, thờitiết, nhân duyên, và căn tánh của chúng sanh.Phật, nói cho đủ là Phật Đà, có nghĩa; giác ngộ. Sự giác ngộ này lại gồm 3nghĩa: tự giác ngộ, giác ngộ cho người, và hạnh giác ngộ đã đầy đủ. Danh từPhật trong đây chỉ cho đức Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn. Kinh điển của thánhgiáo, đại khái do năm bậc là : Phật, các Thánh đệ tử, Thiên Tiên, Quỷ Thần, vàHóa Nhơn nói ra. Trong đây gọi Phật nói là để giản biệt với bốn bậc kia, vàchính đức Phật đã vì bà Vi Đề Hy cùng quyến thuộc, nói ra kinh này ở cungvua Tần Bà Sa La.Quán nghĩa là soi. Người tuy theo lời Phật dạy, dùng trí huệ thanh tịnh cùngsức tín nguyện của mình soi rõ chính báo, y báo cõi Cực Lạc, gọi lá (Quán).Tịnh độ giáo có bốn pháp tu là: Quán Tướng, Quán tượng, Trì Danh và ThậtTướng. Kinh này phần chánh yếu dạy về Quán tưởng môn. Sự Quán tưởngtrong đây có hai phần: Chánh báo và Y báo. Phần Chánh báo có hai : Chủ trangnghiêm và Thánh chúng trang nghiêm. Chủ trang nghiêm là đức Phật A Mi Đà.Thánh chúng trang nghiêm là hai vị Bồ Tát đó là Quán Thế Âm, Đại Thế Chí,chư thượng thiện hiện đang ở Cực Lạc, cùng hải chúng khắp mười phươngsanh về. Phần y báo có ba: Địa hạ trang nghiêm, Địa thượng trang nghiêm, vàHư Không trang nghiêm. Địa hạ trang nghiêm là là sự trang nghiêm ở dưới bảođịa cõi Cực Lạc, như tất cả tràng báu cùng ánh sáng chói suốt lẫn nhau. Địathượng trang nghiêm là sự trang nghiêm nơi mặt đất, như bảo địa, bảo trì, bảolâu, bảo thọ cùng các thứ câu lơn, đài báu... Hư Không trang nghiêm là sự trangnghiêm ở hư không, như hóa cầm, lâu các, lưới báu, linh ngọc, âm nhạc, gió,ánh sáng... Ba thứ trang nghiêm trên đây đều là thắng tướng nhiệm mầu nơi cõiCực Lạc.Vô Lượng Thọ là dịch âm của danh từ Phạn ngữ A Mi Đà ( AMiTa ) chỉ cho ýnghĩa: sự sống không lường. Câu Nam Mô A Mi Đà Phật, nếu phiên âm từngchữ theo Hán việt thì là : Quy mạng Vô Lượng Thọ Giác, tức chỉ cho ý nghĩa:(xin nương về đấng giác ngộ có sự sống không lường). Trong đây nói Quán VôLượng Thọ là mật ý muốn cử chánh báo để gồm y quả, thuật hóa chủ để kiêmđồ chúng: cho nên tuy nội dung có mười sáu pháp quán mà chỉ nói Phật là đãđầy đủ. Vì thế nên gọi: Phật nói Quán Vô Lượng Thọ.2- Biện Thể : Thể là chủ chất. Thích Luận nói: (Trừ thật tướng của các pháp,ngoài ra tất cả đều là ma sự ). Các kinh Đại thừa đều lấy thật tướng làm tâm ấn,dùng vô lượng công đức để trang nghiêm, vô lượng hạnh nguyện làm chỗ quithú. Vậy kinh này lấy thật tướng làm thể.3- Minh Tông : Tông có nghĩa là cội gốc, là nguồn mối: như ngôi nhà có kèocột, chiếc áo có cái bâu. Do tông chỉ không đồng, nên giáo pháp có lớn nhỏ.Như các kinh tiểu thừa, tông chỉ phần nhiều đi về chổ siêu thoát, ba cõi, tuchứng nhơn không. Các kinh đại thừa, như kinh Duy Ma thì lấy Bất tư nghì giảithoát làm tông; Kinh Đại Bát Nhã làm không huệ làm tông. Kinh này lấy QuánPhật tam muội hay niệm Phật tam muội làm tông.4- Thuyết Dụng: Dụng tức là lực dụng hay công đức của kinh. Các kinh haykhiến cho chúng sanh được sự trừ ác sanh thiện, nên gọi là lực dụng, là côngđức. Nếu phân tích ra, thì công năng trừ ác gọi là ( lực ). Sanh thiện gọi là (Dụng ); trừ ác gọi là ( công ), sanh thiện gọi là ( đức ). Kinh này hay khiến chochúng hữu tình ( Trừ được tội ngũ nghịch, vãng sanh về tịnh độ ), nên nay lấytiêu điểm ấy làm lực dụng của kinh.5- Nhiếp Giáo : Kinh này thuộc về giáo pháp Đại thừa tên là Đại phương đẳnghay Đại phương quảng. Sao gọi là Đại phương quảng? Thám Huyền nghĩa kýbảo: ( nói ra pháp rất rộng lớn sâu xa, nên gọi là phương quảng ) ( Tuyên thuyếtquảng đại thậm thâm pháp cố, danh vi phương quảng ). Về Tịnh độ giáo, vìmuốn thích hợp với các căn cơ, nên đức Thế Tôn nói ra ba bổn kinh rộng lượckhông đồng. Hai bổn kia là kinh Phật Thuyết A Mi Đà và kinh Vô Lượng Thọ.Riêng về bổn này, vào thời Nam Bắc triều, đời Tống Văn Đế, niên hiệu NguyênGia, ngài Cương Lương Gia Xá, đến Dương Châu dịch từ Phạn ngữ ra Hánvăn. Và kinh này trong tám giáo nhiếp về đốn giáo, trong hai tạng thuộc về BồTát tạng.---o0o---I- Phần Tự
Như thế tôi nghe, một thời Phật ở tại non Kỳ Xà Quật thuộc thành Vương Xá.Cùng với một ngàn hai trăm năm mươi bậc Đại tỳ khưu. Nơi chúng hội đây, lạicó ba vạn hai ngàn vị Bồ tát, trong ấy Ngài Văn Thù Sư Lợi pháp vương là bậcthượng thủ.Đây là đoạn duyên khởi, trước tiên nêu ra 6 điểm để thành tựu cho toàn kinh.Sáu điểm ấy cũng gọi là Lục chủng thành tựu :1- "Như thế" bao hàm ý nghĩa chứng tín. Thật tướng của các pháp xưa naykhông dời đổi gọi là "Như", đúng với lý chơn thật mà nói ra gọi là "Thế". LạiNhư Thế có nghĩa : Những lời sau đây hợp với lý như thật, và chính thuật giả làngài A Nan đã thân nghe Phật nói đúng như vậy. Những lời ấy quyết định đángtin. Đây gọi là điểm Tín thành tựu.2- "Tôi nghe" là Ngài A Nan tự trần thuật chính mình đã nghe những lời sauđây từ nơi kim khẩu của Phật nói ra. Ngài là bậc đa văn đệ nhất, thọ trì lời củaPhật nói như nước rót vào bình không sai một giọt, lại là thị gỉa thường hầu cậnđức Thế Tôn. Ngài có bổn phận thừa truyền giáo pháp của Như Lai. Nghe thếnào thì thuật lại thế ấy, chớ không phải tự mình ức thuyết. Theo chân lý, tất cảpháp đều không, cái ta cũng là hư huyễn; nhưng trong đây nói "Tôi", vì khôngcó "Tôi" thì không ai "nghe",và nếu không người nghe ai sẽ truyền giáo phápcủa Phật ? Cho nên hai chữ "Tôi Nghe" chẳng qua là lời tùy thuận theo thế tụcđể truyền dương Phật Pháp vậy thôi. Điểm thứ hai này gọi là Văn thành tựu.3- "Một thời", chỉ cho thời gian phát khởi ra sự giáo hóa. Đức Như Lai nói kinhgồm rất nhiều thời gian, không tiện và khó nổi chỉ định ra, bởi thời tiết của mỗiđịa phương có khi sai khác, nên gọi chung bằng lối giản tiện là "Một Thời". Lại"Thời" còn ám chỉ cho thời tiết nhân duyên, nếu chúng sanh chưa đến thời tiếtnhân duyên được nghe pháp ấy, mà Phật nói sớm ra thì họ khó được lợi ích. Vànếu thuyết pháp sớm hay muộn không hợp thời tiết nhân duyên, tất phạm nhằmlỗi thời đảo. Điểm thứ ba đây gọi là Thời thành tựu.4- "Phật" là chỉ cho Đức Thích Ca Mâu Ni. Danh từ Phật ngoài ba nghĩa đã giảiở trên, còn có những nghĩa : Phá phiền não, Đại danh thinh, ( Bà Dà Bà : danhtiếng lớn ). Phật cùng các hàng Bồ Tát, Thinh Văn đều là những bậc giác ngộ,song sự giác ngộ của Phật viên mãn cứu cánh hơn cả, nên cũng gọi là Đại Giác.Sở dĩ nêu ra chữ "Phật", vì trước khi nói kinh phải chỉ rõ ai là thuyết gỉa, là vịhóa chủ của Đại chúng. Đây là điểm chủ thành tựu.5- - Tại non Kỳ Xà Quật, (Kỳ Xà Quật : GrdhraKùta ). Trung Hoa dịch là LinhThứu, "Thứu" là chim kên kên. Có thuyết cho rằng đầu núi nầy giống hình kênkên; thuyết khác lại bảo nơi phía Nam của núi thường có loài chim kên kên tụhợp về tại rừng Thi Đà, vì thế mới gọi là Thứu Phong hay Thứu Lãnh. Còn vềchữ "Linh" thì có thuyết nói nơi ngọn núi này thường có bậc tiên thánh y trụ,hoặc nhiều linh thoại ( điềm lành ) hiện ra, thuyết khác lại bảo là đại ý ám chỉcho loài chim kên kên có tánh linh. Các thuyết trên đều có thể đều đúng cả,nhưng dù đúng hay không cũng chẳng mấy quan hệ, duy có điểm xác thật làkhí hậu ở non Thứu quanh năm luôn luôn mát mẻ, nên đức Phật và các đệ tửthường hay tịnh dưỡng tại nơi đây.6- "Thuộc thành Vương Xá" Vương Xá tiếng Phạn gọi là : La-Duyệt-Kỳ-Dà-La( Rajagrha ), ý nghĩa chỉ cho chỗ cư xá của hàng vua chúa. Theo truyền thuyết,thì thuở xưa vua Quảng Xa được thần linh mách bảo rằng: muốn tìm nơi địacảnh tốt thì nên du ngoạn ngoài thành, tất sẽ được gặp. Một hôm, nhân đi sănbắn vua đuổi theo con nai cùng chạy đến vùng núi Kỳ Xà Quật, thấy nơi đâyphong quang thanh tú, có rừng cây cao tốt, hoa đẹp suối trong, mới di cư tớibản địa và kiến lập thành quách cung xá. Con cháu của vua kế thừa ý chí tổphụ, đời đời vẫn định cư tại đây. Lại một truyền thuyết khác bảo: Thuở xưanhân dân khi mới theo vua di cư vào thành ấy, nhà cửa người nào vừa cất xongcũng đều bỗng tự nhiên phát hỏa cháy tiêu tan cả, duy có cung thất của vua làkhông bị cháy. Dân chúng đem việc ấy tâu lên, vua bảo : "Từ đây về sau, nếucó ai cất nhà đều phải nói lớn lên : Tôi cất nhà này cho vua!" Mọi người y lời,quả nhiên nhà cửa không bị cháy. Do hai sự tích trên, thành này được mệnhdanh là Vương Xá thì hóa độ hàng tại tục, lúc lên đỉnh Thứu sơn lại thuyếtpháp cho chúng xuất gia. Hai địa điểm trên đều có liên quan đến phần thuyếtgiáo của bản kinh. Và đây là thuộc về điểm Xứ thành tựu .6- "Cùng với một ngàn hai trăm năm mươi bậc Đại tỳ khưu". Trong 1250 vịđây gồm có 1000 đệ tử của ba anh em ngài Ca Diếp và 250 đệ tử của hai ngàiXá Lợi Phất, Mục Kiền Liên. Những người nầy là ban sơ là ngoại đạo thờ Lửa,khổ nhọc tu hành rất lâu mà không đắc qủa, đến khi gặp đức Như Lai mới đượcgiải thoát. Do đó tất cả đều cảm thâm ân của Phật, nên thường theo làm kẻ tùythị. "Tỳ Khưu" ( Bhiksu ), có nghĩa : Khất Sĩ, Bố Ma, Phá Ác, mà nghĩa khất sĩđứng về phần chánh. Khất sĩ là kẻ trên xingiáo pháp của Phật để dưỡng huệ thân, dưới xin thức ăn của đàn việt để dưỡngnhục thân. Trước danh từ Tỳ Khưu có thêm chử "Đại" là để tỏ ý khen ngợi đứchạnh của các vị ấy siêu việc lớn lao. nếu theo nguyên văn chữ Phạn thì phải gọiMa Ha Tỳ Khưu; "Ma Ha" Trung Hoa dịch gồm ba nghĩa là: Đại, Đa, Thắng,nay duy lấy nghĩa "Đại" để hàm nhiếp hai nghĩa kia."Nơi chúng hội đây, lại có ba vạn hai ngàn vị Bồ tát, trong ấy Ngài Văn Thù SưLợi pháp vương là bậc thượng thủ." Bồ Tát gọi cho đủ là Bồ đề tát đõa (Bodhisattva ), Trung Hoa dịch: Giác hữu tình hay Hữu tình giác. Hai danh từnày có nghĩa: tuy giác ngộ mà còn có tình thức, tuy còn có tình thức song đãgiác ngộ. Văn Thù Sư Lợi ( Manjusri ), Trung Hoa dịch là Diệu Đức hay DiệuKiết Tường. Pháp vương tử, nói đơn giản là nghĩa: con của đấng Pháp Vương.Nếu giải thích rộng ra, thì vị nào từ nơi chánh phápmà hóa sanh, sẽ nối ngôiĐại giác để làm thạnh cho dòng giống Phật, Mới được gọi là Pháp vương tử.Vậy Pháp vương tử là bậc Bổ xứ Bồ tát sẽ nối ngôi Phật, như Thái tử là vị sẽnối ngôi vua. Nếu luận về chí nguyện, phải để Bồ tát đứng trước, nay chỉ lấyphần oai nghinên trước tiên trần thuật hàng Thanh văn. Thượng thủ là ngườicầm đầu, vị lãnh đạo của một số chúng. Hai đoạn kinh trên đã lược kể số chúngtrong pháp hội. Điểm sau cùng nầy gọi là Chúng thành tựu.Tóm lại sáu đoạn hay sáu điểm mệnh danh lục chủng thành tựu hoặc lục chủngchứng tín trên, đã dự phần bố trí hệ thống của toàn kinh và biện chứng để dẫnkhởi lòng tin tưởng cho người học Phật với một ý thú nhiệm mầu.Bấy giờ trong Vương Xá đại thành có vị Thái tử tên là A Xà Thế, nghe theo lờixúi giục của ông bạn ác Điều Đạt, bắt vua cha là Tần Bà Sa La giam trong ngụckín dày đến bảy lớp cửa, Thái tử lại ra lịnh cấm các quan, không cho một aiđược đến thăm.Đây mới là điểm chánh thức đi vào duyên khởi của bản kinh. Điểm nầy đạikhái trần thuật: do Thái tử A Xà Thế làm điều bạo nghịch, Quốc Thái phu nhơnVi Đề Hymới bạch với Phật cầu xin được thoát ly miền ác trược về cõi an lành.Nói Vương Xá đại thành, vì thành nầy rất rộng lớn, gồm có đến chín ức cư dân.A Xà Thế ( Ajatasatru ), Trung Hoa dịch là Vị sanh oán hay Chiết Chỉ. Vị sanhoán là mối oán hận lúc chưa sanh ra, Chiết Chỉ là ngón tay gãy. Sự tích nầy hơidài, xin thuật qua đại lược: Nguyên trước kia vua Tần Bà Sa La kém bề tử tức,đi l thần khắp các nơi song cũng không sanh được con. Một hôm có vị tướng sưđến tâu rằng: - núi Tỳ phú la có bậc tiên nhơn đạo đức, sau ba năm sẽ xả mạngvà thác sanh làm con của vua. Tần Bà Sa La vương vì lớn tuổi muốn có congấp, sau đôi ba phen cầu thỉnh tiên nhơn xả thân mà không được, mới dăn sứgiết ông đi ssể cho mìng có con sớm. Trước khi chết tiên nhơn có phátnguyện:"Ngày nay vua dùng tâm và miệng sai ngưới giết tôi, nếu tôi sanh làmcon vua, cũng sẽ dùng tâm và miệng sai mgười giết vua>. Hôm tiên nhơn chết,đêm đó hoàng hậu cảm giác mình có thai. Lúc bà sắp tới ngày sanh, vua chongười mời danh sư trong nước xem tướng. Các tướng sư đều bảo: "Đứa bé sẽsanh là con trai, nhưng vì có mối oán hờn đối với bệ hạ, sợ e ngày sau tất làmtổn thương đến thánh thể.> Vua nghe nói sợ hãi dặn cung nữ: khi hoàng hậulâm bồn, đừng đở đứa bé, để nó rớt xuống đất cho chết. Vì oan trái chưa trảxong, đứa bé tuy ở chổ cao rớt xuống nhưng không chết, chỉ bị gẫy ngón tay útmà thôi. Do đó khi lớn lên Thái tử A Xà Thế có tật nơi ngón tay út. Danh từ VịSanh Oán hay Chiết Chỉ phát xuất bởi gốc tích trên.Điều Đạt tức là Đề Bà Đạt Đa ( Devadatta - Thiên Nhiệt ) Con Học PhạnVương, em nhà chú của Phật, anh ruột ngài A Nan ( theo kinh Phật thuyết ThậpNhị Du thì Điều Đạt và A Nan đều là con của Cam Lộ Tịnh Vương ) Điều Đạtlúc còn tại tục tánh người vốn hung mãnh, đến khi xuất gia nết cũ vẫn khôngchừa. Ông tuy học thông nội điển và các kinh sách của ngoại giáo, song tâmkhông hợp với Đạo, thấy Phật được nhiều người cúng dường liền sanh lòng tậtđố. Một hôm Điều Đạt đến chổ Phật cầu xin học pháp thần thông. Đức Thế Tônkhông nhận lời, duy bảo: "Ông nên quán lý vô thường, tất sẽ đắc đạo và tự cóthần thông". Không được mãn nguyện, ông lại đến cầu hai tôn giả Xá Lợi Phất,Mục Kiền liên về việc ấy. Hai Ngài cũng bảo: "Đại đức nên quán về Tứ NiệmXứ, không cần học thần thông làm chi". Sau cùng ông đến gạn hỏi ngài A Nan.Tôn giả A Nan tuy chứng sơ quả song chưa đắc tha tâm thông, biết được thâmý của anh mình, liền đem Điều Đạt đến chổ vắng lặng trước tiên dạy về phépbay. Người muốn học bay phải ngồi kiết dà giữ tâm cho yên tỉnh, tưởng thânlay động, kế tưởng thân nhắc lên khỏi mặt đất một phân, một tấc, một thước,một trượng, khỏi mái nhà rồi lần lần bay lên cao. Xong, lại mhiếp tâm tưởngthân lần lần hạ thấp xuống bản tòa. Sau đó dùng thân cử tâm, kế lại thân tâmđều cử, mổi phiên từ thấp lên cao, từ cao xuống thấp y như trước. Cứ theo banguyên tắc ấy mà xoay vần tập luyện cho thuần thục, tự sẽ có kết qủa. Ngài ANan lại tiếp tục dạy cho Điều Đạt phương pháp tưởng bay đi, tưởng thân tâmvào trong tất cả sắc chất. Kế đó tưởng các sắc chất như non, sông, đất liền vàotrong thân mình, như hư không vô ngại. Lại tưởng tự thân lớn ra đầy khắp hưkhông, ngồi nằm tự tại, đưa tay lay động mặt trời mặt trăng. Hoặc tưởng thânrút nhỏ lại, chui vào hạt bụi. Điểm cần yếu trong phép tưởng là nhận định cácsắc chất đều như huyn, tất cả vô ngại. Khi ngài A Nan tuần tự y theo phươngpháp chỉ dạy xong, Điều Đạt nhất nhất đều ghi nhớ, rồi tìm chổ thật thanh vắngtu luyện, không bao lâu ông được phép thần thông.Sau khi đắc thần thông, Điều Đạt liền đi đến cung điện của Thái tử A Xà Thếhiện ra nhiều cách biến hóa khiến cho đông cung sanh lòng tin tưởng,kính tọng,cúng dường rất hậu. Đã thâu phục được Thái tử, một hôm ông lại đi đến chổPhật thưa rằng: "Bạch Thế Tôn! nay ngài tuổi tác đã cao, xin đem đồ chúng vàpháp tạng phú chúc lại cho tôi, để an dưỡng lúc suy già". Đại chúng nghe ôngnói lời ấy đều kinh ngạc, nhìn ngó lẫn nhau. Đức Phật mỉm cười bảo: "Như XáLợi Phất và Mục Kiền Liên có thể gọi là bậc đại pháp tướng mà ta không cònđem chánh pháp phú chúc, huống chi ông là kẻ ngu si ư ?". Bị mất mặt trướcđại chúng, Điều Đạt đem lòng oán hận liền đến cung Thái tử A Xà Thế. Đôngcung thấy ông đi đến, cung kính đón tiếp và hỏi rằng: "Chẳng hay tôn giảquang lâm có việc chi, mà xem nhan sắc không được vui?". Ông đáp: "Tôicùng Thái tử tuy quen thân chưa được bao lâu, mà đối xử như tình chí thiết.Hôm nay tôi có vẽ lo lắng, chẳng qua cũng vì ngài đó thôi!" Thái tử vội hỏiduyên cớ. Điều Đạt bảo: "Tôi xem ý đức vua đối với thái tử không được ânhậu. Sở dĩ ngón tay út của Thái tử bị tật là do khi ngài mới sanh ra, vua đã âmmưu cố ý để cho tôn thể rớt từ trên cao xuống đất. Nếu ngài không có phướcđức thì lúc ấy mạng căn đã tuyệt, đâu còn sống đến ngày nay? Hiện giờ đức vuađã già, Sa môn Cù Đàm cũng đã lớn tuổi không còn đương nổi trách nhiệmnữa. Vậy chúng ta nên tìm cách phế trừ hai người đó, để Thái tử sẽ làm tânvương, phần tôi thì làm tân Phật, chẳng hay tôn ý thế nào? Do oan nghiệp đờitrước, Thái tử A Xà Thế nghe xong liền nổi giận y theo lời. Từ đó, Đề Bà ĐạtĐa lo vận động kéo một nhóm tăng lữ về phe mình, tự chế ra giới luật mới, vàâm mưu hại Phật nhiều phen, song kết cuộc đều thất bại, bị sanh đọa địa ngục.Phần A Xà Thế thì làm điều nghịch đạo bắt giam vua cha cho đến chết.Tần Bà Sa La ( Bimbisara ), Trung Hoa dịch là Mô Thật hay Kiên Ảnh. Haidanh từ nầy chỉ cho nghĩa: Người có hình vóc mạnh khỏe chắc chắn.Trên đây đã giải thích về nguyên ủy của đoạn chánh văn: "nghe theo lời xúigiục của ông bạn ác Điều Đạt, bắt vua cha là Tần Bà Sa La giam trong ngục kíndày đến bảy lớp cửa".Quốc Thái phu nhân là Vi Đề Hy, vì mến tưởng vua, bà lo nghĩ phương chướccứu giúp. Bà tắm gội sạnh sẽ, lấy bột nhồi với sữa và mật thoa dính nơi thân, đổđầy nước trái nho vào các hạt chuổi Anh Lạc, rồi lén đem các thức ấy dâng chovua. Tần Bà Sa La vương thọ dụng thức ăn uống xong, xin nước xúc miệng rửamặt, đoạn chắp tay hướng về núi Kỳ Xà Quật kính l Đúc Thế Tôn và thưarằng:"Ngài Đại Mục Kiền Liên là bạn thân của tôi, xin khởi lòng từ bi truyềncho tôi giới Bát Quan Trai".Quốc Thái phu nhân là người có địa vị tối cao trong nước. Vi Đề Hy ( Vaidehi), Trung Hoa dịch là Tư Duy hoặc là Thắng Diệu Thân, chỉ cho người có sắcthân xinh đẹp và hay lo lắng quán xuyến mọi việc. Bà Vi Đề Hy là chánh hậucủa vua Tần Bà Sa La, mẹ của Thái tử A Xà Thế. Thái tử cấm quần thần khôngcho vào thăm vua, mà chẳng ngăn cản mẹ, vì bà là người tối thân, lại thuộc vềhàng phụ nữ, chắc không đến nổi có mưu biến gì, nên chẳng mấy lưu tâm. BàVi Đề Hy muốn dâng thức ăn cho vua mà phải làm như thế, vì sợ Thái tử để ýrồi phát giác ra được.Đại Mục Kiền Liên ( Moggalli ), Trung Hoa dịch là Thái Thúc Thị; vì ngàinguyên dòng dõi của một vị tu tiên trong núi, sống bằng đậu và bắp. Ngài là vịđệ tử thường hầu bên hữu của Phật. Trong tiền kiếp, Mục Kiền Liên cạo tóc vàmay áo ca sa cho một vị Bích Chi Phật, nguyện đắc thần thông, nên khi Phật rađời ngài được khen là bậc A La hán thần thông đệ nhất. Bát Quan Trai, "Bát" làtám giới: Không sát sanh; không trộm cắp; không dâm dục; không nói vọng;không uống rượu; không trang điểm; không tự ca múatrổi âm nhạc và cố ý xemnghe; không ngồi nằm giường cao rộng sang đẹp. "Quan" có nghĩa là ngănđóng, vì tám giới ấy hay ngăn đóng các cửa ác nghiệp nên gọi là "Bát Quan"."Trai" có nghĩa trung, là ăn giữa ngày, không được quá ngọ. Tám điều trên duycó nghĩa "giới" không gồm nghĩa "trai", điều sau kiêm cả hai nghĩa "giới,Trai",vì thế nên không gọi cửu giới mà gọi "Bát Quan Trai". Những giới này côngdụng rất vi tế, chỉ có Phật mới thân chứng. Tại sao thế? Vì chư Phật mới dứtphiền não và tập khí, ngoài ra từ ngôi đại giác trở xuống, phiền hoặc tuy đoạnsong tập khí vẫn còn. Vì muốn cho hàng tại gia gieo hạt giống giải thoát, nênPhật mới chế ra giới bát quan trai để họ thọ trì trong một ngày dêm giữ đúnggiới này, công đức vượt hơn hàng nhơn thiên rất nhiều.Khi ấy ngài Mục Kiền Liên biết được, liền bay đến chổ Tần Bà Sa La Vương lẹnhư chim ó, chim cắt; mỗi ngày truyền giới Bát Quan Trai cho vua. Đức ThếTôn cũng sai tôn giả Phú Lâu Na vì vua thuyết pháp. Như thế trải qua hai mươimốt ngày, nhờ được ăn uống và nghe pháp, nên dung sắc vua hòa nhã tươi vui.Ngài Mục Kiền Liên đã được lục thông, nghe thấy và biết sự cầu thỉnh của vua,nên dùng sức thần túc trong khoảnh khắc hiện đến chổ cấm ngục. Tướng thầntúc này rất mầu nhiệm, vì e người đời không biết nên trong kinh mới thí dụ là lẹnhư chim ó, chim cắt. Thật ra sức thần thông của tôn giả Mục Kiền Liên có thểtrong một niệm đi quanh bốn đại bộ châutrăm ngàn vòng đâu phải tầm thườngnhư chim ó, chim cắt ư? Giới bát quan trai chỉ hạn cuộc trong một ngày đêm,nên mãn kỳ phải truyền lại. Mỗi ngày vua đều thọ giới, vì không biết Thái tử AXà thế sẽ sai người đến giết lúc nào, nên chí thành tịnh niệm giữ giới từngngày, giờ, phút, cho tăng phần công đức.Phú Lâu Na ( Pùrna ), Trung Hoa dịch Mãn Nguyện Tử hay Mã Từ Tử, vị đệ tửthuyết pháp bậc nhất của đức Phật. Đức Thế Tôn vì thương xót Tần Bà Sa LaVương, nên sai tôn giả Phú Lâu Na đến thuyết pháp làm cho vua hiểu rõ nhânqủa, đạo lý, dứt mối sầu khổ ưu phiền. Qua hai mươi mốt ngày mà vua vẫn vuivẽ bình yên vì được hoàng hậu săn sóc về phần thể chất và hai tôn giả an ủi vềphần tinh thần.Lúc đó A Xà Thế đến hỏi người giữ cửa rằng : Phụ vương ta hôm nay còn sốngchăng? Viên thủ ngục đáp:"Tâu đại vương! do Quốc Thái phu nhân thoa bộtvới mật vào thân và đựng nước trái nho trong hạt chuỗi đem cung phụng; lại cóhai Sa môn là Mục Kiền Liên, Phú Lâu Na bay đến truyền giới thuyết phápkhông thể ngăn cấm, nên hiện tại đức vua vẫn bình yên>. A Xà Thế nghe xong,nổi giận bảo: "Mẹ ta là giặc vì đã làm bạn với kẻ giặc. Bọn Sa môn kia là hạnngười xấu, dùng chú thuật làm cho tên ác vương ấy nhiều ngày không chết!>Nói đoạn, rút gươm muốn đến giết mẹ.Đang khi ấy, có hai vị đại thần thông minh tài trí là Nguyệt Quang, Kỳ Bà, thấythế vội qùy xuống làm l và can gián rằng: "tâu đại vương! chúng tôi nghe trongkinh Tỳ Đà La nói từ thuở kiếp sơ đến nay những ác vương tham ngôi báu màgiết hại cha, có một vạn tám ngàn người; song chưa từng nghe có ông vua nàogiết mẹ. Nay nếu đại vương làm việc ác nghịch trái đạo này, tức là để vết nhơcho dòng giống Sát Đế Lỵ, nào khác gì hạng Chiên Đà La. Bọn thần không nỡở lại trông nhìn cảnh tượng ấy, vậy xin từ nay bái biệt!> Nói xong đứng lên đưatay đè chuôi gươm rồi thối lui quay đi.Vi Đề Hy phu nhơn dù có hành vi kín đáo, song lâu ngày cũng khó che dấuđược. Viên thủ ngục vì muốn chạy tội cho mình, phải đem sự thật mà thưa ra.A Xà Thế đã hờn vì mẹ lén đem thức ăn cho vua cha, lại nói nghe hai vị tôn giảdùmg phép thần thông tự do tới lui trong ngục thất, nên càng thêm giận, mới cólời vô ý thức: "các thầy Sa môn là hạng chuyên dùng chú thuật để huyn hoặcngười, làm cho tên ác vương ấy nhiều ngày không chết>."Nguyệt Quang" là Hoa ngôn, chỉ cho người trí huệ sáng suốt như ánh trăng."Kỳ Bà" là phạn ngữ, Trung Hoa dịch: Cố Hoạt, vì trước kia ông từng phátnguyện sẽ trở thành vị lương y cứu sống mọi người, nên tùy nơi đức mà lậpdanh. Tương truyền khi Kỳ Bà mới sanh ramột tay cầm đãy thuốc, một tay cầmống kim. Ông cũng là con của vua Tần Bà Sa La, thân mẫu là Yêm La Nữ ( Nạinữ ), thấy anh muốn làm điều bội nghịch, nên cùng Nguyệt Quang cùng đếncan ngăn. Tỳ Đà La ( Vetàla), một bộ loại về chú thuật trong kinh điển Phệ Đà.Kiếp sơ là thuở thế giới vừ thành lập, mới có loài người ở. Sát Đế Lỵ( Ksatriya)là giai cấp vua chúa, Chiên đà la hoặc Thủ đà la ( Sùdra) là giai cấp tiện dân,hai dòng giống sang hèn theo thế tập bên xứ Ấn Độ. Trước cảnh tượng người từmẫu chắp tay cuối đầu run sợ chờ chết, đứa con bất hiếu hung hăng cầm gươmmuốn chém đâm, quả thật bất nhẫn và đau lòng, nên hai vị đại thần cươngquyết can ngăn, là vì không nỡ thấy điều vô đạo ấy. Đưa tay đè chuôi gươm rồithối lui quay đi là cử chỉ thị oai khiến cho A Xà Thế kinh sợ, và tỏ ý quyết liệt.A xà Thế nghe qua kinh sợ bảo: "Các ông không vì ta sao?> Kỳ Bà thưa:"nếuđại vương muốn cho chúng tôi ở lại giúp đở, xin đừng giết hại Quốc Thái>. AXà Thế nghe nói, tỏ vẻ ăn năn vội cất gươm bỏ ý nghĩ giết mẹ, sai nội quancầm Quốc Thái phu nhơn trong thâm cung, không cho ra ngoài nữa.Cau nói:"Các ông không vì ta sao?> là A Xà Thế sợ hiền thần bỏ đi, quốc vậnnguy khốn, lại e hai người ấy vốn bậc tài trí không biết có mưu đồ gì cứu thoátvua Tần Bà Sa La mà lật ngược cuộc diện lại chăng? Sự kinh sợ của ông cũnghữu lý và thiết thật. Câu hỏi của thế vương hàm nhiều ẩn nghĩa, lời đáp của KỳBà lại thẳng thắng nói rõ ra, cũng là ý can gián lần thứ hai. A Xà Thế tuy nhậnlời khuyên can, tỏ sắc ăn năn tra gươm vào song lại bảo nội quan giam cầm mẹ,là mối dư hận của ông đối với thân mẫu hãy còn. Kỳ thật nếu ông ra lệnh giamcầm Vi Đề Hy phu nhơn, duy bảo quan quân giữ chặt nơi ngục giam vua cha,thì bà cũng không có phương tiện nào giúp đỡ Tần bà Sa la vương được.Vi Đề Hy bị u cấm, sầu lo tiều tụy, xa trông về non Kỳ xà quật đảnh l Phật vàbạch rằng:"Đức Như Lai Thế Tôn ! lúc trước Ngài thường bảo hiền giả A Nanđến thăm viếng và khuyên dạy con. Nay con có việc lo buồn, không làm saocòn được thấy oai nghi trang trọng của đấng Thiên Nhơn Sư nữa! Xin Đức ThếTôn thương xót cho hai vị tôn giả Mục Liên, A Nan đến dạy dỗ con>. Bạchxong lời ấy, bà thương khóc nước mắt rơi xuống như mưa, hướng về chỗ Phậtthường ngự, cúi đầu đảnh lễ.A Nan ( Ananda), Trung Hoa dịch là Khánh Hỉ hoặc vô nhim, vị hiền giảthường hầu cận Đức Phật. Ngài A Nan được đức Phật thường nhận lời cầuthỉnh, sai đến thăm viếng khuyên dạy vua và quốc hậu nước Ma kiệt Đà, vì sựhoằng pháp độ người cần phải nhờ bậc có quyền thế, tuy Như Lai là đấng chíthánh cũng chiều thuận theo thường tình để làm mô phạm cho đời sau. Bởi tựthân ở nơi thâm cung, nên bà Vi Đề Hy không dám thỉnh Phật, mà chỉ xin mờihai vị tôn giả. Trong hai ngài, Mục Liên là thầy của Bà, A Nan là vị đại đứcthường lui tới quen thân, nên mới có sự cầu thỉnh ấy. Trước đã lạy rồi, sau cònđảnh l, là Quốc Thái phu nhân tỏ ý thành khẩn ân cần.Bấy giờ Đức Thế Tôn đang ở núi Kỳ Xà Quật biết rõ tâm niệm bà Vi Đề Hy,liền bảo hai tôn giả Mục Kiền Liên, A Nan theo lời yêu thỉnh bay đến cấm thất.Và chính Ngài cũng ẩn thân tại núi Kỳ Xà Quật, hiện ra nơi vương cung. Khibà Vi Đề Hy l xuống vừa nguớc đầu lên, đã thấy Đức Thích Ca Mâu Ni ThếTôn ngồi trên toà sen bá bảo, thân sắc tử kim rực rỡ bên tả có Mục Liên, bênhữu có A Nan đồng đứng hầu. Trên hư không, các Phạm Vương, Đế Thích vàhộ thế chư thiênmưa nhiều thứ hoa đẹp ở cõi trời phơi phới bay xuống để cúngdường Phật.Thích Ca Mâu Ni ( Sakyamuni ) Trung Hoa dịch Năng Nhân Tịch Mặc, bậc cótâm nhân từ và chứng được giác tánh vắng lặng. Danh hiệu nầy tiêu biểu chohai đức Bi Trí, cũng hàm nghĩa Ứng thân, Pháp thân. Đức Phật dùng phép thầnthông ẩn nơi đây, hiện nơi kia theo cổ thích, có ba ý nghĩa :1- Đức Thế Tôn là đấng cha lành trong tam giới, hiện thân của đức từ bi, vìmuốn hộ trì tâm niệm của vua A Xà Thế, nên không tự đi đến ngục thất, e ôngthấy mà khởi lòng sân hận.2- Vì muốn lưu hành chánh pháp, phải nhờ cậy người quyền thế, nên khôngmuốn làm mất lòng một vị quốc vương.3- Vì tiêu biểu địa vị và sức thần thông của Đức Như Lai cao siêu hơn hàngThinh Văn, Duyên Giác, Phạm Vương là vị vua của cõi trời Phạm Thiên (Brahmadeva ), danh từ này cũng chỉ chung cho chư Thiên đã thành tựu Phạmhạnh ở cõi Sắc giới. "Phạm" có nghĩa là "trong sạch", vì chư thiên đã ở đó đãxa lìa sự dục nhim. Đế Thích tức Thích Đề Hoàn Nhân; gọi cho đủ là Thích CaĐề Bà Nhân Đà La ( Sakradevànam-Indra ), Trung Hoa dịch là Năng ThiênChủ. Đây là vị chúa tể ba mươi ba Thiên Quốc ở cõi Đao Lợi. "Hộ Thể" là chỉcho Tứ Thiên Vương. "Chư Thiên" là nói chung cõi trời ở hai cõi Dục và Sắc.Thiên chúng thấy Phật ẩn thân tại Kỳ Xà Quật, hiện ra nơi vương cung, nghĩrằng : Đức Thế Tôn tất sắp nói Pháp hy kỳ, mình sẽ nhân bà Vi Đề Hy mà đượcsự lợi ích chưa từng nghe, nên đồng đến phụng thị mà mưa hoa cúng dường.Vi Đề Hy phu nhân thấy Đức Thế Tôn, liền tự bứt chuổi Anh Lạc đeo nơi thân,gieo mình phủ phục xuống đất, khóc lóc và thưa rằng: Bạch Đức Thế Tôn !Kiếp trước con có tội chi nay sanh ra đứa con ác này. Và Đức Như Lai lại cónhân duyên gì, mà cùng với Đề Bà Đạt Đa đồng làm quyến thuộc? Cúi xin ĐứcThế Tôn vì con giảng giải rộng những cõi nào không còn lo buồn khổ lụy đểcon được vãng sanh về đó. Hiện nay con rất nhàm chán cõi Diêm Phù Đề nhơkhổ, bởi cõi này dẫy đầy chúng điạ ngục, ngạ quỷ, bàng sanh, cùng nhiều điềulỗi lầm xấu ác. Con nguyện kiếp sau không còn thấy người dữ, không còn nghetiếng ác nữa ! Nay con gieo năm vóc trước Đức Thế Tôn, tha thiết cầu xin sámhối ! Nguyện đấng đại từ soi ánh huệ nhật, chỉ dạy cho con phép quán để sanhvề chổ nghiệp lành thanh tịnh.Vi Đề Hy phu nhân khi thấy phật liền bứt chuỗi ngọc, vì bậc vương hầu như bàduy sang cả đối với hạng thần dân, sánh với đấng Đại Giác còn vô cùng thấpkém: hành động đó làm biểu lộ: trước Đức Thế Tôn mình chỉ là kẻ phàm phuđầy tội lỗi, không có chi đáng tôn trọng. Lại sự trang sức đối với thế gian, lànghiệp tham mhim, trước đấng giác ngộ trong lành, bà cảm thấy hổ thẹn nênvội bức chuổi Anh Lạc. Câu ; "Kiếp trước con có tội chi..." là phu nhơn đãnhận rõ cõi đời dẫy đầy tội ác, tự nghĩ mình là người thế tục lỗi lầm vương vàocảnh con mưu giết mẹ đã đành, đến chư Phật là bậc chí thiện tại sao còn bị ĐềBà Đạt Đa nhiều phen ám hại ? câu hỏi của bà không ngoài ý niệm tỏ ra chánnản cõi đời ác trược, để làm nhân phát khởi lời thỉnh vấn sau là cầu xin đức ThếTôn chỉ điểm quốc độ an lành và phương pháp vãng sanh để cho mìmh tu tập.Diêm Phù Đề ( Jambudvipa ), Trung Hoa dịch là Thắng Kim, vì phía bắc châunày có thứ cây Diêm Phù, dưới cây ấy có chất vàng rất qúy tên Diêm Phù NaĐàn. Đây là lấy tên cây để lập danh xứ sở. Một thuyết khác nói cây Diêm Phù ởmé biển phía bắc của châu Nam Thiện Bộ. Dưới đáy biểc có chất vàng DiêmPhù Na Đàn chói lên làm cho nước biển và cây ánh ra sắc vàng rực rỡ. Nămvóc cũng gọi là ngũ thể hay ngũ luân tức là đầu và tứ chi. Sám hối là danh từ dotiếng Phạn và Hoa kết hợp. "Sám" gọi cho đủ là Sám ma, Trung Hoa dịch là"hối vãn" có nghĩa la ăn năn lỗi trước, đây là Phạn ngữ. "Hối" ý nghĩa cũng như"sám", thuộc về Hoa âm. Bà Vi Đề Hy xét nghĩ Tịnh Độ là cõi sạch lành, emình nhiều nghiệp chướng khó được duyên nghe pháp và vãng sanh, nên đãthành khẩn thỉnh cầu còn tha thiết sám hối để cho tiêu nghiệp. Pháp của ĐứcPhật nói từ nơi trí huệ chân thật phát sanh, có thể phá tan màn vô minh phiềnnão, nên gọi là huệ nhật. Đây là danh từ nêu cả pháp và dụ. Câu chỉ dạy chocon phép quán ...> là bà Vi Đề Hy muốn biểu lộ là mình đã nhàm chán cõi nhơác, không còn luyến tưởng đến kẻ thân sơ, có thể an tâm dứt muôn duyên đểquán niệm cảnh thanh tịnh . Trước phu nhân đã thỉnh cầu Phật chỉ bày cõi anlành, sau lại hỏi về phương cjâm vãng sanh. Phần tự trần thuật nhân duyên khảiphát đến đây đã xong. Kế sau là đoạn chánh thức của kinh này, Đức Phật sẽ vìbà Vi Đề Hy chỉ dạy rõ pháp thức tu tập.---o0o---II - Phần Chánh Tông
Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn, từ nơi tướng bạch hào giửa đôi mi, phóng ra ánhsáng vàng rực rỡ soi khắp vô lượng thế giới ở mười phương. Hào quang ấy trởlại trụ trên đảnh của Phật, hoá thành đài vàng như núi Tu di. Những cõi nướctrong sạch nhiệm mầu của chư Phật mười phượng đều hiện rõ nơi toà quangminh đó. Trong vô số quốc độ ảnh hiện ấy, có cõi do bảy báu hợp thành, có cõithuần là hoa sen, có cõi tráng lệ như cung trời Đại tự tại, có cõi sáng suốt nhưgương pha lê.Vô lượng tịnh độ hiện bóng nơi đài quang minh, mỗi miền một vẽ rất rõ ràng,cực nghiêm đẹp. Sau khi dùng thần thông hiển thị các cõi trang nghiêm xong,Đức Thế Tôn bảo bà Vi Đề Hy nên tùy ý mình lựa quốc độ nào mà tâm mìnhưa thích."Bạch Hào" là tướng lông trắng giữa đôi mày của đức Phật, Hào tướng nàytrắng ngần như tuyết, dài một trượng năm thước ( thước tấc Trung Hoa ), cótám gốc, rỗng như pha lê, xoay quanh qua bên hữu thành hình tròn như nửa hạtchâu úp xuống, bề chu vi năm tấc. Đây cũng gọi là Đại nhân tướng, Ánh sángdo nơi bạch hào phóng ra là tiêu biểu cho từ trung đạo lưu xuất các pháp. ĐứcThế Tôn phóng bạch hào quang soi các cõi mười phương, rồi dùng ánh sáng ấythu nhiếp hình bóng vô số quốc độ đem vê trụ trên đảnh; tướng trước tan sau tụnày tiêu biểu cho ý nghĩa "nhiếp nhiều về một", cũng để hiện rõ bản kinh thuộcpháp viên đốn nhứt thừa. Tu Di ( Sumeru ), Trung Hoa dịch là Diệu Cao sơn,núi này trên dưới rộng ra, khoảng giửa eo lại. Ánh sáng tụ về hóa thành đàivàng giống như hình núi Tu Di, bao nhiêu tịnh quốc đều hiện trong đó, bà ViĐề Hy được thấy rõ ràng tất cả, là do thần lực của Phật gia bị.Cõi do bảy báu hợp thành, chỉ cho sự tôn quý. Cõi thuần là hoa sen chỉ cho sựtrong sạch. cõi như cung trời Đại Tự Tại, chỉ cho sự vui vẻ. Cõi như gương phalê, chỉ cho sự sáng ngần. Đây là duy kể phần đại lược. Bà Vi Đề Hy thỉnh cầuchỉ miền an lạc, đức Phật không dùng ngôn thuyết giảng giải rộng ra, duyphóng ánh sáng chỉ bày các cõi trang nghiêm, đó làhiển rõ phần ý mật của Như Lai. Bởi dù đức Thế Tôn có nói nhiều mà Vi ĐềHy không thấy, tất chưa khỏi lòng còn nghi hoặc, nên Phật mới hiển thị cácTịnh Độ cho bà sinh lòng tin tưởng ưa thích và tùy ý lựa chọn.Bà Vi Đề Hy phu nhơn quan sát kỹ các Phật quốc rồi thưa rằng : " Bạch đứcThế Tôn ! Các tịnh độ ấy tuy đều nghiêm sạch và có ánh quang minh, nhưngnay con chỉ thích được sanh về thế giới Cực Lạc của Phật A Mi Đà. Cúi xinđức Thế Tôn dạy con phép tư duy và chánh thọ".Bà Vi Đề Hy lựa cõi Cực Lạc trong vô số tịnh độ, bởi có ba lý do :1- Vì nhơn duyên của bà thích hợp với cõi Cực Lạc.2- Vì do nguyện lực thùthắng của Phật A Mi Đà chiêu cảm.3- Vì phải lựa chọn một cõi để tu quán, tâmniệm mới dễ được quy nhất. Trên quán hạnh, bước phương tiện đầu tiên tác ýduyên cảnh gọi là "tư duy". Khi phép quán tưởng đã thành, tâm được tự tại khếhợp với chân cảnh gọi là "chánh thọ". Chẳng hạn như trong môn địa quán cónói:" Quán tưởng như thế gọi là thấy đất ở cõi Cực Lạc về phần thô". Đâychính là "tư duy". Và nếu được tam muội thấy đất ở An Dưỡng quốc rõ ràngmầu nhiệm, không thể dùng lời nói din tả cho hết, gọi là "chánh thọ".Khi ấy đức Thế Tôn liền mỉm cười, từ nơi miệng tuôn ra năm sắc quang minh,mỗi tia sáng đều chiếu đến đỉnh đầu vua Tần Bà Sa La. Lúc đó Tần Bà Sa Lavương tuy bị giam cầm song tâm nhãn không chướng ngại từ nơi xa trông thấyđức Thế Tôn liền cúi đầu đảnh l, đạo căn tự nhiên tăng tiến, chứng được quả ANa Hàm.Vi Đề Hy phu nhơn phát lời hỏi trên đã xứng với bản tâm của Phật, lại hợp vớiđại nguyện của đức A Mi Đà. Với lời hỏi ấy, chẳng những riêng bà thọ phầnpháp ích, mà chúng sanh đời sau cũng do đó được hưởng nhiều lợi lạc, nên đứcNhư Lai mới mỉm cười. Kinh Quán Phật Tướng Hải nói : "Pháp thường củachư Phật, khi cười tất có ánh sáng năm sắc từ nơi miệng chiếu ra". Nhưng khiPhật từ nơi thân phóng ra ánh sáng, tùy theo mỗi chỗ đều có ý nghĩa và sự lợiích riêng. Như ánh sáng từ nơi chân Phật phóng ra, là chiếu ích chúng sanh ởđịa ngục, từ nơi đầu gối phóng ra, chiếu ích cho chúng bàng sanh. Từ nơi âmtàng phóng ra, chiếu ích cho chúng quỷ thần. Từ nơi rún phóng ra, chiếu íchcho chúng A Tu La. Từ nơi ngực phóng ra, chiếu ích cho loài người. Từ nơimiệng phóng ra, chiếu ích cho hàng Nhị thừa. Từ giửa đôi mày phóng ra, chiếuích cho bậc căn tánh đại thừa. Nay ánh sáng này từ nơi kim khẩu phóng ra,chiếu ngay đỉnh đầu vua Tần Bà Sa La, tức tiêu biểu Phật thọ ký cho vua chứngđược tiểu quả. Nếu ánh sáng từ nơi bạch hào phóng ra rồi trở vào đảnh Phật, làđức thế tôn thọ ký cho đương nhơn quả vị Bồ Tát.A Na Hàm, Trung Hoa dịch là Bất Hoàn. Đây là quả thứ ba của hàng ThanhVăn, người chứng quả này hoặc nghiệp sắp hết, khi xả thân sanh ngay lên cungtrời Tịnh Cư, không còn trở xuống hạ giới nữa. Đức Phật phóng quang gia bịTần Bà Sa La vương khiến cho đức vua đạo nhãn mở mang, chứng được thánhquả xem cái chết như giấc ngủ không còn lo lắng sợ hãi nửa. Vi Đề Hy phunhơn cũng nhân ánh sáng đó, thấy vua được lợi lạc, nên không còn buồn rầu,yên tâm học đạo. Vua Tần Bà Sa La thấy Phật, đắc quả, lẽ ra cùng với phunhơn đồng nghe quán pháp, nhưng trong phần kết ích chỉ nói đến bà Vi Đề Hycùng năm trăm thị nữ, cứ theo đó thì biết sau khi chứng đạo vua liền xả thânqui tịch.Bấy Giờ, đức Thế Tôn bảo Vi Đề Hy: "Ngươi có biết chăng? Phật A Mi Đàcách đây không xa, ngươi nên hệ niệm và quán sát kỹ cõi nước kia, tất tịnhnghiệp sẽ được thành tựu. Nay ta vì ngươi nói rộng các thí dụ, cũng khiến chođời vị lai, tất cả phàm phu muốn tu tịnh nghiệp, được sanh về thế giới Cực Lạcở phương tây.Muốn sanh về cõi ấy, phải tu ba thứ phước: 1. Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng thờsư trưởng, giữ lòng từ bi không giết hại, tu mười nghiệp lành. 2. Thọ trì tamquy, giữ vẹn các giới, đừng phạm oai nghi. 3. Phát lòng bồ đề tin sâu lý nhânqủa, đọc tụng kinh đại thừa, khuyến tấn người tu hành. Ba điều như thế, gọi làtịnh nghiệp.Câu "Cõi Phật A Mi Đà cách đây không xa, có ba ý nghĩa: 1. Thế giới cực lạctuy cách miền Ta Bà mười muôn ức Phật độ, nhưng tất cả đều ở trong chân tâmcủa ta không rời gang tấc, nên nói không xa. 2. Lộ trình mười muôn ức tuy rằngdiệu viên, nhưng nếu người tu tịnh nghiệp thành tựu, cùng với định cảnh tươngưng, tất sẽ được thường thấy cõi liên bang, khi lâm chung trong một niệm liềnđi đến. 3. Hạng phàm phu tịnh nghiệp tuy chưa được thần thông, song nhờ sứcPhật tiếp dẫn nên được vãng sanh dê~ dàng. Câu "nói rộng các thí dụ", chẳngphải ý nói cõi Cực lạc không có, mà vì cảnh Tây phương vi diệu, tâm phàm phukhó nổi ược lượng, nên đức Phật mới tạm mượn một vài sự kiện ở cõi này để sosánh; chẳng hạn đất ở Cực Lạc trong suốt như lưu ly, muốn tưởng đất ấy trướcphải quán tưởng một vùng băng tuyết, rồi lần lần từ phương tiện đi vào thật thậtcảnh.Vì căn cơ của chúng sanh có định và tán, nếu chỉ nói về định môn tất không thểnhiếp độ hết quần sanh, nên đoạn sau đức Phật lại mở ra tán môn, tức là dạy tuba thứ phước để được vãng sanh. Mười nghiệp lành là: không sát sanh, khôngtrộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không nói thêu dệt, không nói đôichiều, không nói lời thô ác, không tham lam, không giận hờn, không si mê tàkiến. Trong đây tóm lại có ba nghiệp lành của thân, bốn nghiệp lành của miệng,và ba ba nghiệp lành của ý. "Các giới" là chỉ cho Ngũ giới, Bát quan trai giới,Thập giới, Cụ túc giới, Bồ tát giới; nếu người đã thọ giới nào, phải cố gắng giữcho tròn các giới ấy. Sự thọ trì mỗi loại giới đều có chia làm ba bậc: thiểu phần,đa phần và toàn phần. Nếu Phật tử đã trì tam quy mà không giữ giới thì phướclực kém yếu, vì thế đức Như Lai khuyên nên tùy phần mà lãnh thọ. "Đừngphạm oai nghi" là nói người tu tịnh nghiệp trong khi đi, đứng, nằm, ngồi, nóinăng, động tĩnh phải giữ cho nghiêm chỉnh đoan trang, nếu có phạm liền tự răntrách sám hối. Phát lòng Bồ Đề" là phát tâm cầu qủa Phật để độ mình độ người. Rành rẽ lý cơ cảm thiện ác cho đến trong niệm vi tế, gọi là "tin sâu nhân qủa".Đức Phật lại bảo: "Vi đề Hy nên biết ba thứ phước này là chánh nhân tịnhnghiệp của chư Phật trong ba đời: quá khứ, vị lai, và hiện tại".Qủa đức trong ba đời do đó mà thành nên gọi là "chánh nhân". Đây là câu kếtluận dẫn gương Phật, Thánh để khuyến tấn phàm phu . Nói thời gian niệm tạisau cùng là đức Thế Tôn muốn chỉ ngay cho bà Vi Đề Hy biết một cách thiếtthật: y chánh của chư Phật trong mười phương hiện nay và của đức A Mi Đàđều do ba thứ tịnh nghiệp trên mà thành tựu .Đức Thế Tôn khen Vi Đề Hy và bảo A Nan: "Lành thay, Vi Đề Hy! Hôm nayngười đã khéo hỏi việc ấy! Hãy chú tâm lắng nghe và suy nghĩ kỹ. Như Lai sẽvì tất cả chúng sanh bị giặc phiền não bức hại đời vị lai mà nói ra nghiệp thanhtịnh.Này A Nan! ông nên ghi nhớ và thọ trì pháp này, rồi tuyên thuyết cho đạichúng cùng biết. Nay ta sắp dạy Vi Đề Hy và chúng sanh đời sau phép quán thếgiới Cực Lạc ở phương tây . Do nhờ sức Phật, hành giả sẽ được thấy cõi nướcthanh tịnh kia như người cầm gương sáng tự trong thấy mặt mình. Khi hànhnhơn thấy sự vui rất mầu nhiệm ở cõi kia rồi, sanh lòng vui mừng, liền được trụvào sô sanh pháp nhẫn".Lời hỏi của bà Vi Đề Hy rất hợp với lòng từ bi lợi sanh của đấng Thiên NhơnSư, nên đức Phật mới khen ngợi . Câu "Hãy chú tâm lắng nghe, và suy nghĩkỹ", là chỉ cho hai phần văn và tư huệ. "Chúng sanh bị giặc phiền não bức hại"là chỉ cho hàng phàm phu còn đủ nghiệp hoặc thiêu đốt ràng buộc. "Nghiệpthanh tịnh" tức chỉ cho mười sáu phép quán sau đây; vì khi hành giả chuyêntâm quán tưởng, trong mỗi niệm tội chướng được tiêu trừ, tâm địa lần trở thànhsáng sạch, nên gọi là thanh tịnh.Đức Phật thuyết pháp không phải lợi ích riêng cho bà Vi Đề Hy, mà chínhmuốn tất cả kẻ hữu duyên đồng được tế độ, nên Thế Tôn mới bảo ngài A Nanthọ trì và tuyên thuyết lại cho đại chúng nghe . "Do nhờ sức Phật" ý nói tịnhcảnh tuy nhiệm mầu , nhưng nhờ sức Phật gia bị nên khi tu quán môn này hànhgiả sẽ được thấy cõi Cực Lạc. Vô sanh pháp nhẫn đây theo hai ngài Thiện Đạovà Nguyên Chiếu, chỉ ước về địa vị sợ trụ. Đoạn trên là đức Phật cứ theo địnhmôn mà khai thị quán duyên.Phật bảo Vi Đề Hy: "Ngươi là phàm phu, tâm tưởng yếu kém, chưa được thiênnhãn, không thể ở xa mà trông thấy cõi Cực Lạc. Chư Phật Như Lai có phươnglạ khiến cho ngươi được thấy cõi kia"Vi Đề Hy thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Hôm nay con nhờ sức Phật được thấyquốc độ kia. Nếu sau khi Thế Tôn tịch diệt, những chúng sanh trược ác khônglành, bị ngũ khổ bức não, phải làm t hế nào để được thấy Phật A Mi Đà và cõiCực Lạc?Bà Vi Đề Hy, trước nhờ Phật hiện đài quang minh nên được thấy cõi Cực Lạc.Nhưng phu nhơn vì lòng thương xót, muốn chúng sanh đời sau được sự lợi íchvề Tịnh Độ nên mới thưa hỏi phương pháp để được thấy miền An Dưỡng và vịhóa chủ ở cõi ấy. Tấm lòng luôn luôn nghĩ đến sự lợi ích cho chúng sanh này,cũng là bi tâm của Bồ tát."Ngũ khổ" có vị cho là năm món trước của bát khổ. Nhưng thuyết này nếu căncứ nơi đại bản Mi Đà, thì dường như đúng hơn. Theo kinh Vô Lượng Thọ,những chúng sanh thọ sự bức não của ngũ ác, ngũ thống, ngũ thiêu gọi là ngũkhổ. Ngũ ác là phạm năm điều lỗi của ngũ giới . Khi phạm năm điều này,đương nhân phải chịu những kết qủa đau buồn do lầm lỗi của mình, gọi là ngũthống. Và do những tội lỗi ấy, tương lai sẽ bị đọa tam đồ gọi là ngũ thiêu.---o0o---Mười Sáu Phép Quán
1--Quán Sát Mặt Trời Sắp Lặn (Nhật Quán)Đức Phật bảo: "Vi Đề Hy! Ngươi và chúng sanh nên chuyên tâm, buộc niệmmột chỗ, để tưởng cảnh giới tây phương. Phương pháp này quán tưởng ấy nhưthế nào ?Phàm tất cả những người, nếu không phải bị mù từ lúc sơ, sanh, đều thấy mặttrời lặn. Vậy ngươi nên ngồi ngay thẳng, hướng về phương tây, tâm chúng địnhmột chỗ không được ái động, rồi quán tưởng mặt trời sắp lặn hình như cái trốngtreo. Khi đã thấy thình tướng ấy, phải chú tưởng cho thuần thục, làm sao lúcnhắm mắt mở mắt đều được thấy rõ ràng. Môn nhật quán này là phương phápquán tưởng thứ nhứt.Câu "Vi Đề Hi! ngươi và chúng sanh" là lời trân trọng khuyến nhủ của đứcPhật, ý bảo: nếu Vi Đề Hy phu nhơn cùng chúng sanh muốn lìa biển trần lao,lên bờ giải thoát, phải chú tâm nghe, suy nghĩ, và tu tập theo phương pháp sauđây:Môn quán thứ nhất "tưởng mặt trời sắp lặn" có ba thâm ý:1. Tâm ý chúng sanh vẫn thường tán loạn, muốn thành tựu các phép quán vidiệu sau, trước phải tập trung tư tưởng để lần lần đi sâu vào thâm định.2. Cõi Cực Lạc ở phương tây, đức Phật muốn cho hành giả tâm niệm khuynhhướng về Tây phương, để sự vãng sanh d được thành tựu. Theo Kinh VôLượng Thọ thì nếu kẻ nào dùng tâm nghi ngờ tu công đức tịnh độ, tất sẽ lạc vàobiên địa cõi Tây phương và có thể bị đọa trở lại kiếp thai sanh. Vì thế cổ đứccho đây là phương tiện phá nghi và kiên cố thêm niềm tin Cực Lạc.3. Để cho hành giả tự biết nghiệp chướng mình nhẹ hay nặng mà chuyên tâmsám hối.Theo Thiện Đạo đại sư, vị tổ thứ hai của Tịnh độ tông, thì người muốn trụ tâmnơi nhật quán, trước phải lựa chỗ thanh vắng ngồi kiết dà, tuần tự giữ đúng theopháp điều thân và điều tức. Kế đó lại tưởng tứ đại nơi thân mình, địa đại tan vềphương tây, thủy đại tan về phương bắc, phong đại tan về phương đông, hỏađại tan về phương nam, cho đến không còn một mảy trần. Lại tưởng không đạicủa thân dung hợp với hư không mười phương, khắp các nơi toàn là hư không,chẳng còn một điểm trần nào. Xong, lại tưởng năm đại của tự thân đều không,duy còn có thức đại ngưng đọng lặng trong, dường như mặt gương toàn sáng.Sau khi trải qua các phương tiện trên, loạn tưởng được tiêu trừ, tâm lần lần anđịnh. Rồi mới từ từ xoay tâm hướng về phương Tây quán kỹ tướng mặt trời sắplặn.Nếu là bậc thượng căn, thì khi khởi quán, liền thấy tướng mặt trời lặn hiện ra,đang khi cảnh hiện, hành giả hoặc thấy vầng nhật như đồng tiền lớn, hoặc nhưmặt gương tròn to. Cứ nơi hiện tướng ấy mỗi người tự thấy nghiệp chướngmình nặng hay nhẹ. Các tướng nghiệp ấy như sau: 1. Hắc chướng, như mây đenche mặt trời. 2. Hoàng chướng, như mây vàng che mặt trời. 3. Bạch chướngnhư mây trắng che mặt trời. Đại để như khi mặt nhật bị các thứ mây khói chethì hình tướng không hiển lộ; khi tâm chúng sanh bị nghiệp che, tất quán cảnhkhông đưọc sáng lặng rõ ràng. Nếu thấy biết nghiệp tướng của mình, hành giảphải sửa sang đạo tràng cho nghiêm sạch, rồi chí tâm sám hối, kỳ chừng nàonghiệp tiêu hết mới thôi.Lúc tâm được thanh tịnh, tướng mặt nhật hiện ra sáng suốt rõ ràng, hành giảcũng đừng sanh tâm chấp trước. Nếu khởi lòng tham chấp, nhật tướng sẽ rungđộng, hoặc mờ ám, hoặc biến đổi thành nhiều màu, tự tâm mình cũng khôngyên. Phải dứt lòng tham trước, nhiếp tâm vào định, các tướng ấy sẽ mất. sự tà,chánh, đắc, thất của các môn quán sau cũng đồng như đây. Đại để như quánmặt trời thấy mặt trời, tâm cảnh sáng lặng tương ưng, gọi là chánh quán. Nếuquán mặt trời thấy các hình tướng tạp, tâm cảnh rối động không tương ưng là tàquán.---o0o---2. Quán Nước Ðóng Thành Băng (Thủy Quán)
Kế lại quán tưởng nước, thấy một vùng nước trong suốt đứng lặng; phải thấycho rõ ràng, ý đừng phân chia rối loạn. Khi thấy tướng ấy rồi nên tưởng nướcđóng thành băng. Đã thấy băng trong ngần sáng ánh, lại tưởng đó là đất lưu ly.Đây là môn thủy tưởng, cũng là phép quán thứ hai.Môn quán này dẫn nhập có ba lớp chuyển biến; trước tưởng nước, kế đó tưởngbăng, sau lại tưởng lưu ly. Vì đất lưu ly ở cõi này tuyệt không, mà nước đóngthành băng loài người có thể thấy biết được, nên phải mượn phương tiện trên.Lại đất ở cõi này có núi non gò nỗng hầm hố cao thấp không đồng, nên Phậtmuốn đem mặt nước để chỉ sự bằng phẳng của bảo địa nơi cõi kia.Theo cổ đức, người muốn tu phép quán này, về oai nghi trụ thân cũng đồng nhưmôn nhật quán. Hành giả nên ở chỗ vắng lặng, nơi giữa đôi mày dán một miếnggiấy trắng tròn bằng hạt đậu, rồi ngồi đối trước bồn nước, một lòng chăm chúnhìn vào điểm trắng của bóng mình in trong nước. Ví như người đứng gần aonước sóng gợn thì thấy bóng gương mặt mình in trong nước thoạt dài thoạtngắn, thoạt rộng thoạt hẹp, thoạt có thoạt không. Nếu người ấy đem hết tâm tưchăm chú nhìn vào bóng gương mặt, thì giây lâu cảm thấy sóng lần lần nhỏ,tướng gương mặt lần hiển lộ. Đó là do công năng của định tâm. Phương tiệnchăm chú nhìn điểm trắng giữa đôi mày của bóng mình in trong nước để đi đếnđịnh tâm cũng như thế. Nếu khi nhìn thấy điểm trắng di động là tâm mình cònchưa lắng yên. Lúc thấy điểm trắng không di động, phải thử xem định tâm củamình thuần nhất chưa; trước tiên lấy hạt gạo; kế đó lấy hạt đậu, sau lại lấy hạttáo liệng vào bồn nước. Nếu cả ba lần thử, vẫn thấy điểm trắng bất động, đó làtâm đã an trụ. Phương tiện này khi tập thành, sự tưởng nước đứng lặng, tưởngbăng, tưởng đất lưu ly không khó.---o0o---3. Quán Cảnh Tướng Trên Dưới Ðất Lưu Ly (Bảo ÐịaQuán)Môn tưởng này thành rồi, tiếp quán thấy đất lưu ly trong ngoài chói suốt. Dướiấy có tràng kim cương thất bảo vàng ánh đỡ đất lưu ly. Tràng này có đủ támgóc theo tám phương, mỗi mỗi phương diện do trăm thứ báu hợp thành, mỗimỗi bảo châu có ngàn tia sáng, mỗi mỗi tia sáng có tám vạn bốn ngàn màu,chói đất lưu ly như ngàn ức mặt trời, nhìn không thể xiết!Đây là chuyển quán từ thể đất lưu ly trong suốt, hiện ra các tướng trangnghiêm. Trong Vãng Sanh Luận, ngài Thiên Thân đã din tả: "Quán tướng thếgiới kia. Thắng diệu hơn ba cõi. Cứu cánh như hư không. Rộng lớn không biêntế". Mấy câu này là thuyết minh chung về phần lượng đất đai ở cõi Cực Lạc.Đoạn kinh văn trên đây đã chỉ rõ sự trang nghiêm dưới bảo địa. Trong ấy nếu tếphân ra, có bảy sự kiện. 1. Thuyết minh tràng thể là chất vô lậu kim cương. 2.Bảo tràng đỡ đất sáng rỡ trang nghiêm. 3. Bảo tràng có các góc theo támphương. 4. Tràng ấy do trăm thứ báu hợp thành, số lượng như trần sa. 5. Cácbáu phóng ra không lường tia sáng chiếu suốt đến vô biên tế. 6. Ánh sáng nhiềumàu sắc lạ khác nhau, soi khắp các phương tùy cơ biến hiện. 7. Những quangsắc ấy tỏa muôn phương sáng rỡ như ngàn ức mặt trời; người mới sanh vềkhông thể nhìn khắp hết được. Có lời khen rằng:Kim cương thất bảo tràng,Rực rỡ sắc thần quang!Tám mặt thành châu báu,Muôn phương tỏa ánh vàng.Nhiệm mầu trăm niệm dứt,Trong sạch điểm trần tan.Quán ngộ vô sanh nhẫn,Siêu vào Cực Lạc bang!Trên đất lưu ly có dây hoàng kim xen lẫn cùng thất bảo, phân chia các khu vựcrành rẽ trang nghiêm. Mỗi mỗi thứ báu có năm trăm sắc kỳ quang. Các ánhsáng này hình như hoa, hoặc như trăng, sao, chiếu lên hư không kết thành đàiquang minh lơ lửng. Ngàn muôn lâu các do trăm thứ báu hợp thành, mỗi mỗilâu đài, hai bên đều có trăm ức tràng hoa cùng vô lượng nhạc khí để trangnghiêm. Tám thứ gió nhẹ mát từ những đài quang minh thổi ra, cổ động cácnhạc khí, din thành tiếng: khổ, không, vô thường, vô ngã.Trước đã nói sự trang nghiêm dưới đất lưu ly, đoạn này lại trần thuật cảnh trangnghiêm nơi bảo địa và hư không. Theo ngài Thiện Đạo, dây vàng chỉ chođường sá bằng vàng ròng phân chia các khu vực dường như những sợi dâybằng vàng. Có chỗ nói là từng khoảng cột trụ thấp treo dây liên tỏa bằng vàng.- Cực Lạc, hoặc lấy tạp bảo làm đất, lưu ly làm đường; hoặc lấy lưu ly làm đất,bạch ngọc làm đường, hoặc lấy tử kim, bạch ngân làm đất, trăm báu làmđường; hoặc lấy ngàn muôn thứ báu làm đất, hai, ba thứ trân bảo làm đường;hoặc lấy bất khả thuyết thứ báu làm đất, bất khả thuyết thứ báu làm đường.Như thế, đất đai và đường sá do từ một cho đến vô lượng thứ báu thay đổi xenlẫn hợp thành, mỗi mỗi hào quang, màu sắc đều không đồng ma không tạploạn. Hành giả chớ lầm tưởng đường sá chỉ bằng vàng mà không có các thứ báukhác.Từ câu "mỗi mỗi thứ báu có năm trăm sắc kỳ quang" về sau, là nói sự trangnghiêm trên hư không. Trong ấy có sáu điểm: 1. châu báu phóng ra nhiều ánhsáng; 2. Nói các thí dụ để hiển tướng của ánh sáng; 3. Ánh sáng kết thành đàiquang minh; 4. Ánh sáng biến thành lâu các; 5. Áng sáng biến thành tràng hoavà nhạc khí; 6. Từ quang đài phát ra gió nhẹ cổ động nhạc khí thành tiếng pháp.Gió sanh từ tám phương nên nói tám thứ, vì cõi kia không thời tiết, đức Phậtmuốn tỷ đối cõi này nên gọi là "tám". Có lời khen rằng:Đất báu trang nghiêm khó sánh lường,Nhiệm mầu quang sắc chiếu mười phương,Lầu châu các ngọc hòa thanh nhạc,Lá bích hoa quỳnh lẫn diệu hương.Bảo đài lấp lánh vẻ kim ngân,Bảo cái quang huy tự chuyển vần,Phi phất bảo tràng theo gió thoảng,Hư không nghìn sắc bảo hương vân.Tùy tâm nhạc báu lững lờ xoáy,Buông tiếng viên âm, ánh sáng dài.Trần niệm ngàn muôn đều tuyệt tích.Không gian thánh chúng nhẹ nhàng bay.Khi môn tưởng này đã thành, phải quán mỗi mỗi chi tiết cho cực rõ ràng, nhắmmắt mở đều có thể thấy, không để tan mất duy trừ giờ ăn ngủ, ngoài tất cả thờiđều ghi nhớ việc ấy. Tưởng được như thế gọi là thấy cõi Cực Lạc về phần thô.Nếu được tam muội, hành giả sẽ thấy rõ ràng cảnh tướng của đất nước kia,không thể kể xiết.Đây là môn địa tưởng, thuộc về phép quán thứ ba.Đức Phật bảo ngài A Nan: "Ông nên ghi nhớ dạy của ta, để vì tất cả chúng sanhmuốn thoát khổ đời sau truyền thuyết môn địa quán này. Nếu thành tựu phéptưởng đây, sẽ trừ được trong tám mươi ức kiếp sanh tử. Khi xả báo thân, kẻ ấyquyết định sanh về tịnh quốc, nơi lòng không còn nghi ngại".Quán như thế, gọi là chánh quán. Nếu tưởng sai khác, là tà quán.Cảnh Cực Lạc tuy nhiệm mầu, nhưng người tu nếu dùng lòng tín thành chuyênchú, y theo lời dạy mà hành trì, nhờ sức Phật gia bị, sẽ tự được thấy. Môntưởng này có hai phần: nếu thấy phần thô thuộc về tiệm tưởng quán, thấy phầntế diệu gọi là thật quán.Chúng sanh từ vô lượng kiếp đến nay hằng đọa tam dồ chịu nhiều nỗi khổ, dùđược hưởng phước nhơn thiên cũng mong manh như bọt nước, sương mai.Người nào truyền pháp Tịnh độ để cho loài hữu tình được giải thoát, tức là làmthỏa mãn bi tâm của Phật và bản hoài xuất thế của Như Lai. Cho nên đấng ĐiềuNgự mới ân cần bảo ngài A Nan tuyên hoá. Kinh Thanh Tịnh Giác nói: "Nếungười nào đối với môn Tịnh Độ nghe như không nghe, biết như không biết, tấtkẻ ấy vừa ở tam ác đạo ra hoặc còn nhiều tội chướng, nên không sanh đượclòng tin tưởng. Như Lai nói kẻ ấy kém phúc duyên trên đường giải thoát. LạiKinh nói: "Nếu người nào nghe pháp Tịnh Độ liền thương mừng rơi lệ, cảmđộng đến các chân lông nơi thân đều rợn đứng, nên biết kẻ ấy đời trước đã từngnghe, tin và tu tập môn này. Như kẻ ấy chánh niệm tu hành, tất sẽ được vãngsanh".Tóm lại, môn địa quán nếu tu thành, tất diệt được vô biên tội chướng. Đời nhàĐường bên Trung Hoa, Đại Hạnh pháp sư cất am ở Thới Sơn tu tịnh nghiệm.Qua hai mươi mốt ngày chuyên tưởng, tâm nhãn pháp sư thông suốt, thấy rõđất lưu ly. Đến sau trong lúc đau bịnh, tướng ấy lại hiện, ngài bảo đồ chúng:"Ta không quán tưởng mà đất báu hiện ra, đây tất là duyên lành sanh An dưỡngvậy".Công đức địa quán quả thật không lường!---o0o---4. Quán Tưởng Cây Báu (Bảo Thọ Quán)Đức Phật bảo A Nan và Vi Đề Hy: "Môn địa tưởng đã thành, kế tiếp quán câybáu. Muốn tu phép quán này, phải tưởng rành rẽ bảy lớp hàng cây, mỗi cây caotám ngàn do tuần, đầy đủ hoa lá thất bảo. Mỗi mỗi hoa lá hiển phát nhữngquang sắc báu lạ. Trong sắc lưu ly chiếu ánh sáng vàng, trong sắc pha lê chiếuánh sáng đỏ, trong sắc mã não chiếu ánh sáng xa cừ, trong sắc xa cừ chiếu ánhsáng lục chân châu. Đại khái các cây, hoa, lá đều bằng san hô, hổ phách, hoặctất cả thứ dị bảo, trang nghiêm rực rỡ.Trên mỗi mỗi cây có bảy lớp lưới diệu chân châu che phủ; giữa mỗi tầng lướicó năm trăm ức cung điện diệu hoa, nghiêm đẹp như cung Phạm vương. Trongđó có các thiên đồng, mỗi vị trang nghiêm bằng các chuỗi ngọc gồm năm trămức hạt Thích Ca Tỳ Lăng Già Ma Ni. Ánh sáng của những hạt ngọc này chiếuxa đến một trăm do tuần, vô cùng rực rỡ như quang minh của trăm ức vầngnhật nguyệt hòa hợp. Ngoài những hạt ngọc nghiêm sức còn xen lẫn các châubáu khác, màu sắc đều là bậc thượng.Cõi Cực Lạc rộng rãi vô biên, mỗi khu vực đều có bảy lớp hàng cây, đây là chỉdiển tả một phương xứ. Do tuần cũng gọi du thiện na, là khoảng cách giữa haidịch đình (trạm) bên Thiên Trúc; theo nhiều nhà chú giải, lấy bốn mươi dặmlàm chuẩn định. Các cây thất bảo, có cây thuần là một thứ báu, có cây do hai,ba, bốn, cho đến nhiều thứ báu tạo thành. Chẳng hạn như thân cây bằng tử kim,cành bằng bạch ngân, lá bằng san hô, hoa bằng bạch ngọc, trái bằng chân châu.Những chất báu, có thứ màu nào chiếu ánh sáng nấy, có thứ lại phóng ra ánhsáng khác. Đây đều do tịnh tâm vô lậu và công đức vi diệu của Phật A Mi Đàlưu xuất.Các bảo thọ, mỗi cây có bảy tầng cao, trên mỗi tầng có lưới châu bao phủ, giữamỗi tầng lưới có cung điện diệu hoa, trong cung điện có các thiên đồng, và mỗithiên đồng hình mạo nghiêm đẹp, trang sức bằng chuỗi ngọc cùng các thứ dịthảo, Thích Ca Tỳ Lăng Già, Trung hoa dịch là Năng Thánh; Ma Ni, dịch là VôCấu, hoặc Như ý châu. Có lời khen rằng:Tịnh tâm, công đức nhiệm mầu sanh,Bảy lớp hàng cây diệu quả thành,Ngọc vàng lá láChâu báu cành cànhRực rỡ ma ni sắc diệu thanh.Từ bi đạo chánhXuất thế căn lànhLưới báu tầng tầng phủ khắp quanh.Cung điện diệu hoa bày lộng lẫy,Nghiêm đẹp thiên đồng trình mỗi vẻ,Ngàn muôn khôn tả nét tinh anh!Những cây báu ấy hàng hàng đối nhau, lá lá thuận nhau, giữa khoảng các lásanh hoa đẹp mầu, trên hoa tự nhiên có trái thất bảo. Mỗi mỗi lá cây rộng haimươi lăm do tuần, có ngàn màu sắc, và trăm thứ đường gân hình như chuỗi anhlạc của chư Thiên. Các hoa chói lộ sắc vàng diêm phù đàn, rực rỡ như nhữngvòng lửa, uyển chuyển giữa lá. Từ hoa lạ nổi sanh trái quí hình như bình báucủa trời của trời Đế Thích. Và từ trái mầu chiếu ánh sáng rực rỡ hóa thành tràngphan cùng vô lượng bảo cái. Trong bảo cái ảnh hiện tất cả Phật sự của ba ngànthế giới và y chánh mười phương cõi Phật.Khi thấy bảo thọ rồi, nên theo thứ lớp quán thân cây, cành, lá, hoa, quả, mỗimỗi đều cho rõ ràng.Đây là môn thọ tưởng, thuộc về phép quán thứ tư.Tất cả cây báu ở cõi Cực Lạc đều do công đức vi diệu của Phật A Mi Đà hóahiện, nên khác với cây nơi nõi Ta Bà. Những cây ấy đều cao lớn bằng nhau,không có cây nào mới sanh hoặc cỗi chết, cũng không có từ thấp nhỏ rồi lần lầnlớn lên. Đoạn trên là thuyết minh sự trang nghiêm sai biệt của cành, lá, hoa,quả các bảo thọ. Phật sự là những tướng: thị sanh, xuất gia, thành đạo, thuyếtpháp, nhập nê hoàn. Chánh báo chỉ cho người, y báo chỉ cho cảnh. Các bảo thọ,từ thân cây, cành, lá, hoa, quả, mỗi loại đều do từ một cho đến nhiều thứ báuhợp thành; cây cao tàng rộng, hoa quả lại nhiều, sự thần biến cũng vô lượng.Một cây đã vậy thì các cây khắp trong nước cũng thế, duy trừ bồ đề thọ củaPhật. Trong câu kết, vì sợ tâm ý hành giả tạp loạn, nên đức Phật dạy phải tuầntự quán mỗi chi tiết từ thân cây, lưới báu, cung điện, thiên đồng cho đến tráimầu hiện ra tràng phan, bảo cái. Khi sức quán tưởng đã thành thục rồi, các cảnhấy đồng thời hiện ra trước mắt. Có lời khen rằng:Trang nghiêm đâu chỉ một,Mầu nhiệm có muôn ngàn!Khắp xứ kỳ trân bảo,Đầy trời vô cấu quang.Cây hòa lưới báu trùm không điện,Trái hiện mười phương cõi thế gian.---o0o---5 - Quán Ao Nước Bát Công Ðức (Bảo Trì Quán)Kế lại quán tưởng nước các bảo trì. - cõi Cực Lạc có tám ao nước bát công đức,mỗi ao do bảy báu hợp thành. Những thứ báu công đức, mỗi ao do bảy báu hợpthành. Những thứ báu này tánh chất nhu nhuyn, từ như ý châu vương sanh ra.Nước ao phân thành mười bốn chi nhánh, mỗi dòng chiếu lộ sắc mầu bảy báu.Thành ao bằng vàng ròng, đáy ao trải cát kim cương tạp sắc. Mỗi ao nước cósáu mươi ức hoa sen thất bảo, và mỗi hoa sen tròn rộng mười hai do tuần.- Cõi Cực Lạc có rất nhiều ao báu, trong đây nói tám ao là chỉ kể một khu phậnvà để cho vừa với cảnh của quán trí. Theo lời giải của cổ đức, tám bảo trì cónhững lạch thông nhau, chia thành mười bốn dòng nước chảy qua lại các ao. Từthành bực, các lót, cho đến nước trong ao đều là bảy báu do Như ý châu vươngsanh ra. Trong đây nói thành ao bằng vàng ròng, đáy ao trải cát kim cương tạpsắc, cho đến nói bảy báu, cũng là chỉ kể một phương diện. Thật ra các bảo trìhoặc thuần một chất báu, hoặc do hai, ba, bốn cho đến vô lượng chất báu xenlẫn tạo thành.Nước ao đã từ Như ý châu vương sanh, tức là thuộc về như ý thủy. Nước nàycó tám công đức: 1. Trong sạch, trơn nhuần, nhiếp về sắc nhập. 2. Thơm thokhông mùi hôi, nhiếp về hương nhập. 3. Nhẹ nhàng. 4. Mát mẻ. 5. Nhu nhuyễn;ba điều này nhiếp về xúc nhập. 6. Ngon ngọt, nhiếp về vị nhập. 7. Uống vàođiều hòa, thích ý. 8. Uống xong, tăng ích thân căn, tiêu trừ các bệnh; hai điềunhiếp về pháp nhập.Nước ma ni trong ao chảy lên xuống theo cọng sen và luồn vào các cánh hoa,phát ra tiếng nhiệm mầu. Âm thanh này tuyên din những pháp khổ, không, vôthường, vô ngã, các môn Ba La Mật, hoặc khen ngợi tướng tốt của chư Phật.Từ như ý châu vương lại tuôn ra ánh sánh vàng mầu nhiệm, hóa thành các sắcchim bá bảo. Tiếng chim thanh diệu hòa nhã cùng trổi giọng khen ngợi niệmPhật, niệm Pháp, niệm Tăng.Đây là môn tưởng ao nước bát công đức, thuộc về phép quán thứ năm.Đoạn nước ma ni chảy lên xuống, theo trong chánh văn có mấy chữ "tầm thọthượng hạ". Ngài Nguyên Chiếu giải chữ "thọ" là cọng sen, ý nói nước ma nichảy lên cọng sen luồn vào các cánh hoa phát ra tiếng pháp, rồi theo cọng senchảy xuống ao. Ngài Thiện Đạo lại giải rộng hơn, là chẳng những nước chảylên cọng sen mà còn lên bờ chảy lên xuống theo các cây báu quanh ao, vì đâythuộc về như ý thủy. Nước báu phát ra diệu âm không những chỉ nói bao nhiêupháp, mà còn thuyết minh niệm mê vọng của chúng sanh, tâm bi trí của Bồ táthoặc nói pháp nhơn thiên, pháp nhị thừa, pháp đại thừa về hàng địa tiền, địathượng, hoặc nói tam thân của Phật; trong chánh văn duy dẫn phần đại lược."Các sắc chim bá bảo", ý nói chẳng phải một loài chim mà có nhiều thứ, nhưtrong tiểu bản nói các hóa cầm: bạch hạc, khổng tước, anh võ, xá lợi, ca lăngtần già, và những giống: phù, nhạn, oan ương theo kinh văn sau đây."Phật" là đấng Thầy Vô Thượng phá tà chấp, khuyên hướng thượng của chúngsanh. "Pháp" là thuốc mầu trừ bịnh độc phiền não, hồi phục pháp thân thanhtịnh cho loài hữu tình. "Tăng" là ruộng phước của quần sanh, nếu kẻ nào dùnglòng tín hướng cúng dường sẽ được quả phước nhơn thiên và gieo nhân giảithoát.Ma ni châu đã sanh nước bát đức, lại phóng sắc kim quang, hiển rõ chẳngnhững có công năng phá trừ tối tăm, mà còn hay thi tác Phật sự.Có lời khen rằng:Trang nghiêm sáng sạch trời Thanh TháiAo báu mênh mang dường đại hảiChim hót thanh âm giục tỉnh mơNước diệu trong ngần trôi lững lờÁnh sáng thành ao buông rực rỡNhiều sắc hoa sen đua hớn hở.Bồ tát nhẹ đi tỏa bảo hươngBảo hương tụ thành mây bảo quangBảo quang vân hiện nghìn bảo cáiBảo cái hư không che bảo tràngBảo tràng phi phất vây kim điệnKim điện lưới châu thần diệu biếnDiệu biến vô cùng bảo ngọc linhBảo linh bảo nhạc ngàn trùng chuyển.Kim điện Phật tuyên pháp diệu thườngHằng sa thánh chúng lắng tư lươngHữu duyên mong kẻ đồng tâm nguyệnXả thọ đồng sanh tịnh pháp đường.---o0o---
6. Quán Chung Về Ðất Cây, Ao, Lầu Báu (Tổng
Tướng Quán)Nơi cõi báu Cực Lạc mỗi khu vực có năm trăm ức bảo lâu. Trong những lâucác ấy có vô lượng chư thiên thường trổi thiên nhạc. Lại có vô lượng nhạc khílơ lửng giữa hư không như bảo tràng ở cõi trời, không ai trổi tự nhiên phátthành tiếng. Những tiếng này đều din nói môn niệm Phật, niệm Pháp, niệm TỳKhưu Tăng.Khi tưởng chung các tướng trên gồm bảo địa, bảo thọ, bảo trì, bảo lâu đượcthành rồi, gọi là thấy thế giới Cực lạc về phần thô.Đây là môn tổng tưởng, thuộc về phép quán thứ sáu.Nếu thấy tướng này, sẽ trừ được nghiệp ác rất nặng trong vô lượng ức kiếp. Khimạng chung, kẻ ấy quyết định được sanh về cõi cực Lạc.Quán như thế, gọi là chánh quán. Nếu tướng sai khác, là tà quán.Nếu hành giả duy tưởng đất cây, ao, mà chưa quán lầu các, thì sự thấy cõi CựcLạc chưa được tinh, mà cảnh Tịnh độ cũng chưa gọi là trang nghiêm. Thế giớiCực Lạc rất rộng lớn gồm nhiều khu vực, mỗi khu vực có năm trăm ức bảo lâu."Chư thiên thường trổi thiên nhạc" là lược thuật sự trang nghiêm bên trong lầucác; "nhạc khí lơ lửng giữa hư không" là nói sự trang nghiêm bên ngoài.Đoạn chánh văn trên, trước tiên đức Phật dạy tưởng riêng về lầu các, sau bảoquán chung cả đất, cây, ao, lầu báu. Cho nên môn thứ sáu này có hai phươngdiện: phần riêng là bảo lâu quán, phần chung là tổng tưởng quán nay chỉ lấytổng quán làm điểm chánh.Đức Phật bảo A Nan và Vi Đề Hy: "Hãy để tâm lắng nghe và khéo suy nghĩ!Ta sẽ vì các ngươi mà giảng thuyết phân biệt pháp trừ khổ não. Các ngươi nênghi nhớ rồi giải nói rành rẽ lại cho khắp trong đại chúng nghe".Khi đức Thế Tôn vừa nói lời ấy xong, thì Phật Vô Lượng Thọ đã hiện thân trụlập giữa hư không, hai vị đại sĩ Quán Thế Âm, Đại Thế Chí đứng đầu tả hữu.Ánh quang minh từ thân của Tây phương tam thánh tỏa ra rực rỡ, nhìn khôngthể xiết, dù cho trăm ngàn sắc vàng diêm phù đàn cũng không thể sánh ví được.Vi Đề Hy phu nhơn được thấy Vô Lượng Thọ Như Lai, liền cúi đầu đảnh l Phậtvà thưa rằng: "Bạch đức Thế Tôn! nay con nhờ từ lực được thấy Phật A Mi Đàvà hai vị Bồ Tát. Chúng sinh đời sau phải làm thế nào để quán tưởng Tâyphương tam thánh?"Đức Thế Tôn vì thương xót chúng sanh bị lửa tam độc thiêu đốt, mãi trôi nổitrong biển luân hồi, nên mới bảo ngài A Nan và Vi Đề Hy phu nhơn thọ trìquán pháp sau đây rồi tuyên thuyết lại cho đại chúng cùng nghe. Bởi đấng HóaChủ cõi Ta Bà vì lợi sanh mà trụ tưởng nơi tây phương, nên bậc Từ tôn miềnAn Lạc cảm thông mới hiện thân ở trời đông độ. Đây là đạo giáo hóa của haibậc chí thánh tương ưng để mở đầu cho sự khai giảng pháp Quán Phật tammuội. Và cũng bởi thánh chúng trong pháp hội, phần nhiều căn cơ còn kém nênTây phương tam thánh mới giúp duyên bằng cách trình tượng giữa hư không.Hỏi: Đức của Phật A Mi Đà rất tôn cao, ngài đã vì bản nguyện mà đến Ta Bà,sao không thị hiện ngồi đoan chính trên hoa sen, lại hiện thân đứng?Đáp: Đó là vì chúng sanh ở cõi này bị nhiều sự khổn ác vây quanh, kiếp sốnglại vô thường ngắn ngủi, cần được mau vớt khỏi dòng mê, nên đức Vô LượngThọ Như Lai mới hiện tướng đại bi cấp cứu.Hỏi: Y chánh cõi Tây phương quá nhiệm mầu, mà chúng sanh miền ngũ trượcloạn tưởng phân vân, màn vô minh dày đặc, làm sao tác quán được tường tất?Đáp: Nếu duy cứ theo vọng nghiệp của chúng sanh thì chỉ luống công mệt sức.Như hành giả biết chí tâm nương cầu sức Phật gia bị, tất tùy theo chỗ quán đềusẽ được thấy. Muốn như thế, hành giả nên trang nghiêm đạo tràng, quì trướctượng Phật hết lòng hổ thẹn, bi thương rơi lệ, sám hối tội chướng của mình.Lúc ấy nên khải thỉnh đức Thích Ca Mâu Ni và mười phương hằng sa chư Phật,lại niệm bản nguyện của Mi Đà Thế Tôn, tâm nghĩ miệng nói: "Đệ tử phápdanh.... là kẻ phàm phu, tội chướng sâu nặng. Nguyện Phật xót thương hộ niệm,khiến cho con được khai ngộ và thành tựu cảnh sở quán. Nay con nguyện xảthân mạng, nương về đức A Mi Đà Thế Tôn, như được thấy cùng không đềunhờ ân lực của Phật". Kế đó tiếp tục chí tâm l sám, rồi dẹp hết muôn duyên ytheo phương pháp bền chí một lòng tu tập. Hành trì như thế lâu ngày tự sẽ đượcthấy, bằng chẳng vậy dù tiêu hao nhiều năm tháng, quán hạnh cũng khó thành.Khi quán cảnh hiện ra có hai thứ: 1. Do tưởng mà thấy, vì còn có tri giác, nêntuy cảnh hiện sự thấy chưa được rõ ràng. 2. Do định mà thấy, bởi tri giác trongngoài đã diệt, nên tịnh cảnh hiện ra nhiệm mầu không thể so sánh nghĩ bànđược.---o0o---7- Quán Tưởng Tòa Sen (Hoa Tòa Quán)
Đức Phật bảo Vi Đề Hy: Muốn quán đức Phật kia, trước tiên phải khởi tưởngtrên đất thất bảo có hoa sen. Mỗi cánh sen này ửng sắc bá bảo, có tám muônbốn ngàn đường gân dường như bức vẽ thiên nhiên. Mỗi đường gân có támmuôn bốn ngàn tia sáng, chiếu suốt rõ ràng. Các chi tiết trên đây, phải quánthấy cho rành rẽ.Toàn hoa sen có đủ tám muôn bốn ngàn cánh, cánh nhỏ nhứt cũng rộng haitrăm năm mươi do tuần. Trong mỗi cánh có trăm ức hạt Ma Ni Châu Vươngtrang nghiêm sáng chói. Mỗi hạt châu ma ni phóng ra ngàn sắc quang minh nhưlọng thất bảo che khắp trên mặt đất.Muốn tưởng đức Phật, trước phải quán tòa sen của ngài thường ngự, ví như bềtôi cung kính chiêm bái vua, trước tiên từ dưới thềm nhìn lên. Đường gân nhưbức vẽ thiên nhiên, là chỉ cho sự khéo đẹp. Hoa sen có tám muôn bốn ngàncánh, tiêu biểu cho đức Vô Lượng Thọ Như Lai đã trừ diệt 84.000 trần lao,thành tựu 84.000 diệu hạnh. Cánh sen nhỏ nhứt rộng 250 do tuần, hiển thị tòasen này to lớn vô cùng, tất nhiên thân tướng của Phật cũng cao lớn vô tỷ. Mỗicánh sen trang nghiêm bằng trăm ức hạt ma ni châu vương, mỗi hạt châu phónglên hư không ngàn tia sáng tụ lại hình như tàng lọng thất bảo che khắp trên mặtđất; một hạt châu đã thế, trăm ức hạt châu cũng như vậy, mỗi cánh sen đã thế,84.000 cánh cũng như vậy, chỉ rõ sự trang nghiêm kỳ lạ của hoa tòa thật vôcùng!Đài sen được tạo thành bằng chất báu chính là Thích Ca Tỳ Lăng Già. Ngoàira, còn có tám vạn ngọc báu kim cương, chân thúc ca, phạm ma ni và lưới diệuchân châu trang sức. Trên đài sen tự nhiên có bốn trụ Bảo Tràng; mỗi trụ caolớn như trăm ngàn muôn ức núi Tu Di. Trên Bảo Trụ có mành báu và năm trămức vi diệu bảo châu che phủ, hình như cung trời Dạ Ma trang nghiêm rực rỡ.Mỗi hạt bảo châu có tám muôn bốn ngàn ánh sáng, mỗi ánh sáng phát ra támmuôn bốn ngàn kim sắc khác lạ soi khắp cõi báu, tùy mỗi nơi hiện mỗi mỗitướng kim sắc khác nhau. Các tướng ấy như đài kim cương, hoặc lưới chơnchâu hay mây tạp hoa... ở khắp mười phương, tùy ý biến hiện làm những Phậtsự.Đây là môn hoa tòa tưởng, thuộc về phép quán thứ bảy.Châu thúc ca, Trung Hoa dịch là xích sắc bảo, một loại báu sắc đỏ. Phạm ma nilà thứ ngọc như ý trong ngần sáng sạch vô cùng. Dạ Ma Trung Hoa dịch: ThờiPhận, thuộc về cõi trời Không cư, ở tầng thứ ba của Dục giới. Cõi trời này hoaquang cực trang nghiêm sáng suốt, nên trong kinh đem ra để thí dụ. Nói "tùyý", chỉ rõ còn nhiều biến tướng khác lạ nữa.Đại khái đoạn kinh này din tả trên đài sen (tức gương sen) có bốn trụ bảo tàngtrên trụ có mành báu và diệu châu, các châu báu phóng vô lượng quang sắckhác nhau soi khắp mười phương, tùy ý hiện ra vô số tướng lạ để làm nhữngPhật sự.Đức Thế Tôn bảo A Nan: Hoa sen mầu nhiệm ấy do nguyên lực của Tỳ KhưuPháp Tạng thành tựu. Muốn quán đức Phật Kia, trước phải tưởng hoa tòa này.Khi tu môn tưởng đây, không được quán tạp, phải quán từ đài sen đến mỗi mỗicánh, hạt châu, ánh sáng, trụ bảo tràng, đều cho rõ ràng, như người soi gươngtự thấy mặt mình. Phép tưởng này nếu thành, sẽ diệt trừ tội chướng trong nămmuôn ức kiếp sanh tử, quyết định được sanh về thế giới Cực Lạc.Quán như thế, gọi là chánh quán. Nếu tưởng sai khác, là tà quán.Đức Phật A Mi Đà trong nhiều kiếp lâu xa về trước, tiền thân là một vị quốcvương, được gặp Thế Tự Tại Vương Như Lai, bỏ nước xuất gia, hiệu là PhápTạng. Vị Tỳ kheo này phát bốn mươi tám điều đại nguyện để tạo thành cõiTịnh độ. Thế thì quả tướng trang nghiêm ở Cực Lạc đều do nguyện lực màthành, đâu phải chỉ riêng tòa sen? Chẳng qua điểm này được nêu lên, chính đểhiển thị miền An Dưỡng tức là nguyện thể của Phật, và nguyện do tâm mà phátnên cũng là tâm thể của Phật, và nguyện do tâm mà phát nên cũng là tâm thểcủa Như Lai. Thế thì biết nguyện lực không thể nghĩ bàn vậy. Có lời khen rằng:Sen mầu lạ,Muôn cánh chói kỳ trân.Đài ánh bảo tràng trùm lưới báu.Quang thi Phật sự biến hoa thần.Nghìn xứ nổi hương vân!---o0o---8- Quán Tưởng Phật và Bồ Tát (Tưởng Quán)
Này A Nan, Vi Đề Hy! Khi thấy tướng hoa tòa rồi, kế tiếp nên quán hình tượngPhật. Việc ấy như thế nào? Chư Phật Như Lai là thân pháp giới vào trong tất cảtâm tưởng của chúng sanh. Cho nên khi tâm các ngươi tưởng Phật, tâm ấychính là ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp tùy hình; tâm ấy làm Phật, tâm ấylà Phật. Biển chánh biến tri của Phật từ nơi tâm tưởng mà sanh. Vì thế cácngươi nên một lòng hệ niệm quán kỹ đức Đa Đà A Dà Độ, A La Ha Tam MiệuTam Phật Đà kia.Chúng sanh từ vô lượng kiếp đến nay, phần nhiều chưa thấy chân thân củaPhật, chỉ thấy hình tượng, nên trước tiên đức Thế Tôn dạy về môn tượng quán.Câu "việc ấy như thế nào" có những ý nghĩa; Việc quán Phật như thế nào? Tạisao phải tu môn Phật tưởng? Đoạn trước bà Vi Đề Hy chỉ hỏi đức A Mi Đà,nay Như Lai lại nói chúng chư Phật là muốn hiển thị chư Phật đồng một phápthân. Danh từ "pháp giới" đây, hàm ba ý nghĩa: tâm cùng khắp, thân cùng khắp,và không chướng ngại. Pháp thân vẫn tự tại khắp nơi nên khi chúng sanh dùngtịnh tâm tưởng Phật, thì Phật thân tùy ứng. Trạng thái này như gương trăng trònsáng trên nền trời cao, vẫn không có ý tư riêng, nếu nước lặng trong thì muôndòng đều hiện bóng. "Tâm ấy" chỉ cho tâm quán Phật của hành giả, vì do quántưởng Phật nên tướng hiện trong tâm, tức nơi tâm đủ tướng hảo của Phật.Chúng sanh y theo lời dạy, tâm này, nên gọi "tâm này làm Phật". Vì e hành giảtưởng lầm môn Phật quán khi thành do từ bên ngoài mà được, nên lại nói "tâmấy là Phật". Trí huệ của Như Lai đầy khắp pháp giới bao la, sáng suốt khôngchướng ngại, biết các Pháp một cách chính xác gọi là "biến chánh biến tri".Đức của Phật vô biên, nay chỉ lược cử một chánh biến tri để nhiếp tất cả cácthứ khác. Và vì muôn đức của Như Lai sở dĩ được thành tựu, khởi thỉ đều do sựphát tâm tu hành, nên gọi "từ nơi tâm tưởng mà sanh".Buộc tâm chuyên chú một cảnh gọi là hệ niệm. Đa đà a dà độ, Trung Hoa dịchlà Như Lai, A la Ha là Ứng cúng, Tam miệu tam Phật đà là Chánh biến tri. Đâylà lược cử 3 đức hiệu trong mười hiệu của Phật.Muốn quán Phật Vô Lượng Thọ trước phải tưởng hình tượng làm sao cho khinhắm mắt mở mắt đều thấy một bảo tượng như sắc vàng diêm phù đàn, ngồitrên tòa sen kia. Lúc thấy Phật tượng rồi tâm nhãn tự được mở mang rõ ràngsáng suốt. Bấy giờ hành giả thấy cõi Cực Lạc bảy báu trang nghiêm, như: Bảođịa, bảo trì, hàng bảo thọ, trên cây có mành báu chư thiên che phủ, các lưới báugiăng khắp giữa hư không.Khi thấy cảnh tướng rất rõ ràng như nhìn vào bàn tay rồi lại tưởng hai hoa senlớn, một ở bên tả, một ở bên hữu của Phật, cả hai đều giống như tòa sen trước.Xong lại tưởng hình tượng Quán Thế Âm Bồ Tát ngồi tòa sen bên trái, tượngĐại Thế Chí Bồ Tát ngồi tòa sen bên mặt, thân tướng đều rực rỡ như sắc vàngdiêm phù đàn.Tướng hảo của Tây phương tam thánh rất nhiệm mầu, hàng phàm phu thô tâmkhông thể thấy hết được, nên phải mượn hình tượng tiêu biểu cho chơn thân,dùng phương tiện từ d đi vào khó. Câu "ngồi trên tòa sen" tức chỉ cho hoa đãdin tả ở đoạn trước. Câu "bấy giờ hành giả..." đến "giữa hư không", ý bảo dù đãthấy tượng Phật, cũng nên chú tâm đến y báo ở Tây phương, đừng cho quênmất. Theo ngài Nguyên Chiếu, tòa sen của hai vị Bồ tát tuy giống như hoa tòacủa Phật, nhưng cứ nơi thân lượng, phải hơi nhỏ hơn; kinh văn trên đây chỉ nóiđại lược song học giả phải hiểu phần thâm ý.Phép quán này thành rồi, lại tưởng thân tướng của Phật và Bồ Tát đều phóngánh sáng vàng, chiếu các cây báu. Nơi mỗi gốc cây đều có tượng Phật và hai vịBồ tát ngồi trên tòa sen, như thế cho khắp cả bảo độ.Quán như thế xong, hành giả lại tưởng tiếng nước chảy, ánh sáng, các cây báu,những loài chim: phù, nhạn, oan ương nói pháp mầu, cho đến khi xuất định,nhập định hằng được nghe thấy. Pháp mầu nầy dù cho khi xuất định, hành giảphải ghi nhớ đừng quên, và cần phải hợp với Tu đa la. Nếu pháp không hợp vớikhế kinh, gọi là vọng tưởng; như hợp, gọi là tưởng thấy thế giới Cực Lạc vềphần thô.Đây là môn tưởng thứ tám. Phép quán này tu thành, trừ diệt tội trong vô lượngức kiếp sanh tử, ngay hiện đời hành giả tất chứng được Niệm Phật tam muội.Tưởng mỗi gốc cây đều có tượng Phật, Bồ tát, gọi là Đa thân quán, tiêu biểucho sự thần thông ứng hiện của Tam Thánh ở Tây Phương. Tu đa la, TrungHoa dịch là khế kinh. Môn tượng quán nếu thành, tất sẽ thấy chơn thân, nên nói"hiện đời chứng được Niệm Phật tam muội".---o0o---III - Phần Lưu Thông
Khi ấy Tôn giả A Nan liền từ chỗ ngồi đứng dậy, l Phật và thưa rằng:- Bạch đức Thế Tôn! Kinh này tên gọi là chi? Chúng con phải thọ trì pháp yếunày như thế nào?Đức Phật bảo: "Kinh này tên Quán Cực Lạc Quốc Độ Vô Lượng Thọ Phật,Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát", cũng gọi là "Tịnh Trừ NghiệpChướng, Sanh Chư Phật Tiền." Ông nên như thế mà thọ trì, chớ để quên mất.Người tu môn tam muội này, hiện đời sẽ được thấy Phật Vô Lượng Thọ và haivị đại sĩ. Nếu thiện nam thiện nữ nào chỉ nghe danh hiệu của đức Phật và hai vịđại sĩ kia, còn trừ được tội trong vô lượng kiếp sanh tử, huống chi là tưởngniệm! Như có người nào niệm Phật, nên biết kẻ ấy chính là hoa phân đà lợitrong loài người. Bồ Tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí sẽ là thắng hữu củangười ấy. Kẻ ấy sẽ ngồi nơi đạo tràng, sanh vào nhà chư Phật. Này A Nan! Ôngnên ghi nhớ lời này, thọ trì lời này chính là thọ trì danh hiệu Phật Vô LượngThọ."Khi Phật nói lời ấy xong, hai tôn giả Mục Kiền Liên, A Nan, Vi Đề Hy phunhơn cùng quyến thuộc, thảy đều hoan hỷ.Bấy giờ đức Thế Tôn bước trên hư không, trở lại núi Kỳ Xà Quật. Khi về đếnnơi, Tôn giả A Nan lại vì đại chúng trùng tuyên việc ấy. Vô lượng chư thiên,long, dạ xoa nghe lời của Phật nói, đều rất vui mừng, đảnh l đức Thế Tôn rồilui bước trở về.Thọ trì là thế nào? Theo Luận Trí Độ: "Sức tin tưởng gọi là thọ, sức ghi nhớgọi là trì." Kinh có hai danh đề, danh đề trước "Quán Cực Lạc Quốc Độ VôLượng Thọ Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát", gọi tắt "Quán VôLượng Thọ", là muốn nói chánh báo để kiêm y báo, thuật hóa chủ để gồm đồchúng. Danh đề sau "Tịnh Trừ Nghiệp Chướng, Sanh Chư Phật Tiền" ý nói sựdiệt tội được vãng sanh là lực dụng của kinh. Phân đà lợi tức là hoa sen trắng.Câu "Thọ trì lời này chính là thọ trì danh hiệu Phật Vô Lượng Thọ" là đức ThếTôn vì lòng đại bi, mật ý đem môn trì danh niệm Phật mà phú chúc cho ngườiđời sau.Kinh này có hai điểm lưu thông, là nơi vương cung và núi Kỳ Xà Quật. Ngài ANan trùng tuyên lại lời đức Phật, nên gọi "nghe lời của Phật nói."Thiện Đạo đại sư khi xưa, lúc sắp sớ giải kinh này, đã quì trước bàn Phật cầuxin gia bị, rồi tụng luôn ba biến kinh Mi Đà, niệm Phật ba muôn câu. Đêm ấy,ngài mộng thấy cảnh giới Cực Lạc trang nghiêm, Phật, Bồ Tát và Thánh chúnghoặc ngồi, hoặc đứng, hoặc thuyết pháp, hoặc đi kinh hành. Từ đó về sau, mỗiđêm trong giấc chiêm bao, đều có một vị Tăng đến chỉ bảo về huyền nghĩa kinhQuán Vô Lượng Thọ. Sau khi bản thảo đã viết xong, trong bảy hôm, mỗi ngàyđêm đại sư tụng kinh Mi Đà mười biến, niệm Phật ba muôn câu, sám hối quymạng, cầu xin chứng minh. Đêm đầu thấy có ba cỗ xe tự chạy đi trên đường,bỗng có một người cỡi lạc đà trắng đến khuyên rằng: "Sư nên tinh tấn, đừngthối chuyển, cõi này nhơ ác khổ não, chớ nên tham đắm sự vui điên đảo vôthường." Đêm thứ hai, ngài thấy Phật A Mi Đà thân sắc chân kim ngồi trên hoasen nơi gốc cây báu, xung quanh có mười vị tăng cũng đều ngồi dưới bảo thọ.Trên cây báu chỗ Phật ngồi, có thiên y treo vây phất phơ rất đẹp. Sang đem thứba, đại sư lại thấy hai cây trụ tuyệt cao, có treo tràng phan năm sắc, đường báurộng rãi thênh thang. Những tướng như thế rất nhiều, đây chỉ là lược thuật.Thế thì biết: Cõi báu chẳng không, kinh điển lưu truyền vẫn tại. Lòng thành cócảm, thoại trưng ghi chép còn đây. Chỉ thương người chấy lý trệ không, cho làlời thí dụ. Lại tiếc kẻ theo tình quên tánh, uổng mất phước vãng sanh. Nhưngthôi, non cao nước chảy cũng đành chờ khách tri âm; đá cứng ngọc lành, âu hãyđợi người minh thức. Cõi mầu hằng tịnh, ai kẻ hữu duyên.CHUNG---o0o---HẾT.
☟
amidaphat
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét